Thời đại công nghệ 4.0, trên các kênh việc làm trực tuyến, diễn đàn rao vặt, nhóm tuyển dụng..., thu hút đông đảo người cần tìm việc làm tham gia. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các đối tượng giăng bẫy lừa đảo. Nắm được tâm lý của những người muốn có công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao, các nhóm đối tượng đã sử dụng thủ đoạn lừa đảo thông qua việc tuyển cộng tác viên làm việc trực tuyến, qua mạng xã hội Zalo, Facebook… với tỷ lệ hoa hồng lớn. Đã có nhiều người trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo này với số tiền bị chiếm đoạt không nhỏ.
Những lưu ý quan trọng khi làm cộng tác viên bán hàng trên Shopee
Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng hình thức tuyển dụng cộng tác viên Shopee để thực hiện hành vi lừa đảo. Vì vậy cách làm cộng tác viên bán hàng trên Shopee để không gặp những rủi ro này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Những cách làm cộng tác viên bán hàng trên Shopee mà bạn cần biết
Để trở thành CTV bán hàng trên Shopee, bạn có thể tham khảo một trong hai cách dưới đây.
Cách làm CTV cho shopee là Không ôm hàng
Tuyệt đối không gom hàng, ôm hàng. Đặc biệt với những sản phẩm, hàng hoá có giá trị lớn. Không được đặt cọc quá nhiều, chỉ nên đặt cọc tối đa 50% giá trị sản phẩm và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Nếu bạn ôm hàng quá nhiều mà lại gặp nhà cung cấp không uy tín, hoặc sản phẩm giá trị cao, kén người dùng thì dễ dẫn đến nguy cơ tồn hàng, không bán được hàng.
Trên đây là một số thông tin về cách làm cộng tác viên bán hàng trên Shopee? Hy vọng với sự nỗ lực không ngừng của bạn, bạn sẽ có thể sớm thành công trong lĩnh vực này. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn nhận tư vấn về những giải pháp về kinh doanh trên Shopee, hãy liên hệ với ACT Group để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
(PLO)- Nhiều người bị mất hàng trăm triệu đồng vì tham gia làm cộng tác viên bán hàng online cho các sàn TMĐT.
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, một số bạn đọc thông tin về việc bị mất tiền oan vì đăng ký tham gia làm việc qua những thông báo tuyển dụng trên mạng xã hội (MXH).
Nhiều người do gặp khó khăn trong cuộc sống, mong muốn tìm việc làm nên tìm kiếm thông tin việc làm qua các trang MXH. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã dùng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác dưới hình thức tuyển cộng tác viên (CTV) bán hàng online.
Một trang mạng tuyển dụng cộng tác viên cho sàn thương mại điện tử Shopee. Trong khi đó, Shopee cho biết không thực hiện hoạt động này. Ảnh: MINH TÂM
Chị NTH (ở Nam Định) cho biết chị đã bị lừa mất gần 300 triệu đồng sau khi đăng ký làm việc online tại nhà.
Cụ thể, đầu tháng 5, chị H có tìm việc làm online trên MXH và tìm thấy trên một Facebook có thông báo: “Tuyển dụng CTV của trang thương mại điện tử (TMĐT) Lazada, không cần kinh nghiệm, chỉ cần có điện thoại và thẻ ATM”. Sau đó chị H liên hệ và kết bạn Zalo với người xưng là nhân viên tư vấn của Công ty Lazada (công ty) giới thiệu công việc và mức hoa hồng hấp dẫn mà các CTV có thể nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Khi nhận việc, chị H được hướng dẫn làm CTV thanh toán đơn hàng và được hứa hẹn nhận lại mức hoa hồng 10%-20% cho mỗi đơn hàng thanh toán.
“Ở nhiệm vụ đầu tiên, tôi thao tác mua các đơn hàng trị giá 279.000 đồng, sau 5-7 phút họ sẽ hoàn lại cả gốc và 20.000 đồng tiền hoa hồng rất nhanh chóng nên tôi muốn làm nhiều hơn” - chị H nói. Để tạo lòng tin tuyệt đối nơi chị H, công ty tiếp tục chuyển khoản hoa hồng sau khi chị hoàn thành đơn hàng thứ hai.
“Càng về sau đơn hàng được phía công ty yêu cầu toàn đắt tiền như xe máy, tivi…, vì lỡ thanh toán số tiền lớn rồi nên tôi cố gắng hoàn thành đơn hàng để lấy lại vốn. Tổng số tiền cho các đơn hàng hơn 300 triệu đồng. Sau đó tôi có liên hệ nhiều lần với phía công ty nhưng không liên lạc được. Đến lúc này thì tôi biết mình đã bị lừa. Số tiền trên tôi phải vay mượn bạn bè, giờ phải tìm công việc khác để trả nợ cho người ta” - chị H nói.
Tương tự, chị TQ (ở Hải Dương) cũng bị lừa gần 20 triệu đồng với chiêu thức tuyển CTV bán hàng online. Chị cho biết phía công ty tuyển dụng cũng thông báo chị được tuyển vào làm CTV thử việc và chị phải hoàn tất ba đơn hàng. Ở hai đơn hàng trước với số tiền nhỏ, chị được rút tiền gốc và hoa hồng. Đến đơn hàng thứ ba trị giá 18,6 triệu đồng chị đã hoàn thành nhưng hệ thống báo đóng băng, chị không rút được tiền vốn và hoa hồng.
“Họ yêu cầu chỉ ba đơn hàng nhưng khi tôi hoàn thành ba đơn rồi thì họ bắt tôi phải làm đơn thứ tư với số tiền 38,5 triệu đồng mới rút được tiền. Tôi thấy số tiền này quá lớn nên không thực hiện và chấp nhận mất số tiền của đơn hàng thứ ba” - chị Q nói.
Tiki không có hình thức tuyển CTV đặt đơn hàng để nâng cao thứ hạng nhà bán, chia sẻ hoa hồng hay kêu gọi đầu tư hợp tác.
Không tuyển CTV online được trả hoa hồng
Đại diện các sàn TMĐT như Tiki, Shopee… cho biết có việc giả mạo thương hiệu để tuyển CTV bán hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Theo đó, mặc dù các sàn TMĐT đã nhiều lần đưa ra cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các kênh truyền thông chính, song không thể loại bỏ được những tin nhắn, bài đăng mạo danh.
“Tiki không có hình thức tuyển CTV đặt đơn hàng để nâng cao thứ hạng nhà bán, chia sẻ hoa hồng hay kêu gọi đầu tư hợp tác... Chúng tôi mong rằng khách hàng nên thận trọng với tất cả nội dung, bài đăng tuyển dụng có yêu cầu để lại thông tin cá nhân, đóng phí, đặt cọc nhận thưởng... mà không thông qua các tài khoản và kênh thông tin chính thức của Tiki” - đại diện Tiki cho biết.
Trao đổi với PV, đại diện Shopee cho biết đã ghi nhận tình trạng trên và liên tục gửi cảnh báo khách hàng không nên tham gia các hoạt động nạp tiền, hứa hẹn được trả hoa hồng.
Ngoài ra, Shopee cũng không thực hiện bất kỳ giao dịch hoặc cung cấp thông tin nào bên ngoài ứng dụng và website/trang thông tin chính thức của Shopee, khuyến khích người dùng nhanh chóng báo cáo với Shopee khi nhận thấy hoạt động đáng ngờ.•
Công an nhiều tỉnh, thành đã cảnh báo
Như chúng tôi đã thông tin, công an một số tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Dương, Thanh Hóa… đã từng khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cảnh giác đối với các quảng cáo tuyển người làm việc online, đặc biệt là CTV cho các sàn TMĐT.
Nếu phát hiện các trường hợp lừa đảo thì báo ngay cho cơ quan công an để xác minh, ngăn chặn và xử lý. Không có chuyện làm việc tại nhà, làm việc online nhẹ nhàng mà lương cao, đa số là bẫy lừa trên mạng, người dân cần nhận thức rõ điều này và hết sức cảnh giác khi tìm các công việc liên quan đến kinh doanh online.
Khi đặt mua hàng hóa, làm CTV kinh doanh online, người dân cần tìm hiểu rõ các thông tin về hàng hóa, địa chỉ công ty, doanh nghiệp mình cộng tác để có thông tin chính xác. PV
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy
Hãy lựa chọn, tìm hiểu những nhà cung cấp đáng tin cậy trước khi hợp tác. Một đối tác đáng tin cậy được xác định trên các tiêu chí như: có nguồn hàng ổn định, đảm bảo số lượng và chất lượng của sản phẩm, có chính sách rõ ràng, minh bạch, công khai đối với cộng tác viên. Bạn cũng nên xem phần đánh giá từ khách hàng và những cộng tác viên khác về shop để có góc nhìn khách quan hơn.
Nhà cung cấp cần phải cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các cộng tác viên mình. Điều này vừa giúp các cộng tác viên dễ bán hàng vừa tạo sự uy tín thương hiệu với khách hàng. Khi làm cộng tác viên bán hàng Shopee, bạn cũng cần cân nhắc đến yếu tố này để đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng là sản phẩm chất lượng, tránh ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cá nhân.