Bán trú là hình thức giáo dục mà các học sinh, trẻ em sẽ học tập và thực hiện các hoạt động vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt… tại trường học cả một ngày mà không cần về nhà giữa buổi. Hình thức này sẽ phù hợp với các bậc phụ huynh có công việc bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc hoặc đưa đón con em mình thường xuyên.
Trường Tiểu học và THCS Trần Quốc Toản
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, ổn định nề nếp cho học sinh, một trong những vấn đề được trường Tiểu học và THCS Trần Quốc Toản đặc biệt chú trọng khi học sinh đi học là thực hiện tốt công tác học bán trú nhằm bảo đảm an toàn cho từng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh. Tổ chức học bán trú vừa đảm bảo việc học tập của các em học sinh, vừa thuận lợi cho việc chăm sóc, đưa đón con của phụ huynh. Không chỉ vậy, việc tổ chức bán trú giúp nhà trường thuận lợi hơn trong việc dạy hai buổi một ngày, hoàn thành tiến độ chương trình và đảm bảo chất lượng dạy học.
Công tác phòng chống dịch cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức bán trú được nhà trường xây dựng kế hoạch để sẵn sàng thực hiện, đáp ứng kịp thời yêu cầu của phụ huynh. Sau khi có số liệu đăng ký bán trú, nhà trường đã triển khai dựa trên nhu cầu của phụ huynh học sinh.
Khâu giám sát nhận và chế biến thực phẩm được duy trì ngay trong ngày đầu tiên tổ chức bán trú. Đại diện Ban Giám hiệu và đại diện phụ huynh học sinh nhà trường đã tiến hành kiểm tra, giám sát quy trình sơ chế thực phẩm tại bếp ăn, thực hiện đầy đủ công tác phòng chống dịch cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sự khác nhau giữa bán trú và nội trú
Đọc tới đây chắc bạn cũng đã hiểu bao quát hơn về câu hỏi “bán trú là gì”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán trú và nội trú:
Học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Học thêm các lớp học về anh văn, năng khiếu,kỹ năng…
Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 18 tuổi
Được tiếp xúc, tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường
Chỉ tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức
Học sinh tự quản lý thời gian biểu của bản thân
Được thầy cô giám sát lịch trình chặt chẽ
Học sinh có nhiều cơ hội để tương tác với các mối quan hệ khác ngoài trường học
Học sinh chỉ có những mối quan hệ tập trung bên trong nhà trường, ký túc xá
Học sinh có thời gian chia sẻ, tâm sự với phụ huynh mỗi ngày
Học sinh không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Chủ yếu là thời gian cho việc học tập và bạn bè cùng lớp
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả thông tin để trả lời cho câu hỏi “bán trú là gì?” và nhiều thông tin hữu ích khác về việc học bán trú. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình giáo dục này và tìm được phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu của con bạn.
Giấy phép xuất bản số: 159/GP-TTĐT ngày 8/8/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.
Trưởng Ban Biên tập: ông Hoàng Mạnh Du, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC.
Cơ quan quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.
Trụ sở: Đường Mê Linh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên.
Điện thoại: 0211.3728.582. Fax: 0211.3615.777. Email: [email protected].
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.
Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc' hoặc 'www.vinhphuc.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổ chức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm
đối với sinh viên hệ đại học, cao đẳng
(Ban hành theo Quyết định số: 305 /QĐ - ĐHKTYTHD ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương)
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho việc tổ chức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm theo học chế tín chỉ
Quy chế này áp dụng đối với toàn bộ các đơn vị, cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên của Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương trong việc tổ chức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm.
Điều 2: Điều kiện đăng ký học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm
1. Trường hợp chưa đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần/ môn học
Sinh viên chưa đủ điều kiện để dự thi kết thúc học phần/ môn học (có lý do hoặc không có lý do), Trưởng Khoa/Bộ môn xác nhận số tiết phải học bù (lý thuyết/ thực hành) và phối hợp với các khoa/bộ môn liên quan bố trí cho sinh viên bổ sung đủ thời gian học tập của học phần đó.
- Trường hợp bố trí được vào các lớp hoặc tổ khác đang học không phải đóng học phí.
- Trường hợp đã hết lớp hoặc tổ đang học tập nội dung mà sinh viên phải học bù, sinh viên phải đóng học phí theo quy định học lại theo nguyên tắc lấy thu bù chi đủ chi trả cho giảng viên giảng ngoài giờ theo quy định của Nhà trường.
Sinh viên có điểm học phần ở kỳ thi chính dưới 5 điểm
Sinh viên vắng thi trong kỳ thi chính không có lý do chính đáng
3. Điều kiện đăng ký thi cải thiện điểm
Sinh viên có điểm học phần ở kỳ thi chính đạt từ 5 đến 6 điểm.
Nhà trường không tổ chức thi cải thiện điểm đối với các học phần: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Tiếng Anh, thực hành, thực tập lâm sàng, các học phần có cả lý thuyết và thực hành, các học phần tự chọn.
Sinh viên có học phần bị điểm dưới 5 sau hai lần thi phải đăng ký học lại học phần đó.
5. Điều kiện đăng ký học cải thiện điểm
Sinh viên có thể đăng ký học cải thiện điểm đối với học phần bị điểm từ 5 đến 6.
Nhà trường tổ chức học cải thiện điểm đối với các học phần thuộc cơ sở khối ngành, cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành.
TỔ CHỨC HỌC LẠI, HỌC CẢI THIỆN ĐIỂM
Điều 3: Thủ tục đăng ký học lại, học cải thiện điểm
Sinh viên làm đơn xin học lại, học cải thiện điểm có xác nhận đã nộp lệ phí học lại của phòng Tài chính kế toán, nộp đơn và đăng ký học lại, học cải thiện điểm tại phòng Đào tạo trước khi tổ chức học kỳ tiếp theo.
Những học phần có điều kiện tiên quyết, sinh viên phải đăng ký học lại và hoàn thành kết quả học tập (điểm HP ³ 5,0) ngay trong năm học đó, nếu không sẽ không được đăng ký học học phần tiếp theo có liên quan đến học phần còn nợ.
Khi sinh viên đăng ký học lại, học cải thiện điểm, kết quả các điểm cũ (điểm thường xuyên, điểm giữa học phần, điểm kết thúc học phần) sẽ bị hủy.
Điều 4: Tổ chức học lại, học cải thiện điểm
Lịch học lại, học cải thiện điểm theo lớp tín chỉ của học kỳ tiếp theo. Nếu sinh viên không đăng ký học lại, học cải thiện điểm tại phòng Đào tạo sẽ không được công nhận kết quả học tập.
Sinh viên đăng ký học cải thiện điểm phải chủ động sắp xếp thời gian học, đảm bảo không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập các môn học/học phần chính khóa.
Nội dung kiến thức, thực hành, số bài kiểm tra/thi thực hiện theo đúng quy định của học phần.
Điều 5: Xử lý kết quả học lại, học cải thiện điểm
Kết quả học phần học lại, học cải thiện điểm sử dụng để tính điểm trung bình chung học kỳ và để xét lên lớp; không sử dụng để xét khen thưởng và học bổng sau mỗi học kỳ.
Sinh viên học lại, học cải thiện điểm không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của lớp đăng ký học sẽ không được dự thi kết thúc học phần, không được công nhận kết quả học tập và không hoàn trả lệ phí học lại, học cải thiện điểm.
Sinh viên có kết quả học phần học cải thiện dưới 5 điểm hoặc vắng thi không có lý do phải đăng ký học lại học phần đó.
Điều 6: Lệ phí học lại, học cải thiện điểm
Số lượng sinh viên đăng ký học mỗi học phần đủ mở lớp theo quy định, mức thu học phí 01 tín chỉ theo quy định.
Số lượng sinh viên đăng ký mỗi học phần không đủ số lượng mở lớp theo quy định, nếu sinh viên tự nguyện đề nghị mở lớp, mức thu học phí 01 tín chỉ được tính dựa trên mức học phí 01 tín chỉ của nhóm ngành và số sinh viên đăng ký học theo công thức sau:
Sinh viên học cải thiện điểm đóng lệ phí như đối với sinh viên học lại học phần
TỔ CHỨC THI LẠI, THI CẢI THIỆN ĐIỂM
Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức 01 kỳ thi phụ (dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính, có điểm học phần bị dưới 5 ở kỳ thi chính).
Điều 7: Thủ tục đăng ký thi lại, thi cải thiện điểm
a, Sinh viên phải nộp đơn xin thi lại, thi cải thiện điểm (có xác nhận đóng lệ phí thi của phòng Tài chính kế toán) trước khi thi ít nhất 02 ngày (theo lịch đã công bố) cho giáo vụ khoa/bộ môn.
Nếu sinh viên nộp đơn xin thi lại muộn so với quy định coi như không đăng ký thi lại và phải học lại môn học đó.
Nếu sinh viên nộp đơn xin thi cải thiện điểm muộn so với quy định coi như không đăng ký thi cải thiện.
b, Sinh viên chỉ được thi cải thiện điểm một lần duy nhất cho một học phần. Trong một kỳ thi, chỉ được đăng ký cải thiện điểm tối đa 2 học phần đã đạt tính đến thời điểm thi cải thiện không quá 02 học kỳ. Nếu cố tình đăng ký thi cải thiện điểm các học phần đã học trước 2 học kỳ, hoặc đăng ký quá 2 học phần/ học kỳ thi sẽ không được phép dự thi và không được hoàn lại lệ phí thi đã đóng.
Khi sinh viên đăng ký thi cải thiện điểm, kết quả điểm thi kết thúc học phần cũ sẽ bị hủy.
c, Sinh viên được phép hủy đăng ký thi cải thiện điểm trước khi tổ chức thi ít nhất 01 ngày, sau thời gian quy định, nhà trường không giải quyết bất kỳ trường hợp nào.
Điều 8: Lịch thi lại, thi cải thiện điểm
a, Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa/bộ môn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kỳ thi phụ theo học kỳ và công bố lịch thi trên Website của Trường trước khi thi 04 tuần để cán bộ giảng viên, sinh viên được biết.
b, Trường hợp thay đổi lịch thi lại, phải báo cáo Trưởng phòng Đào tạo và được sự phê duyệt của lãnh đạo Trường, phải thông báo cho sinh viên biết trước ít nhất 01 ngày trên cổng thông tin điện tử của Trường.
c, Thi cải thiện điểm sẽ tổ chức vào kỳ thi chính mà có học phần đó tổ chức thi. Giáo vụ khoa/bộ môn thu đơn xin thi cải thiện điểm, lập danh sách sinh viên thi cải thiện điểm (theo mẫu) và nộp về phòng Đào tạo; phòng Kiểm định chất lượng đào tạo ít nhất 01 ngày trước khi tổ chức thi học phần đó ở kỳ thi chính.
a, Căn cứ vào lịch thi, phòng Đào tạo và phòng Kiểm định chất lượng đào tạo đề xuất Hội đồng thi, Ban thanh tra, giám sát, thư ký. Ban Giám hiệu ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban nêu trên.
b, Hội đồng thi bao gồm lãnh đạo trường, Trưởng/phó phòng Đào tạo; Trưởng/phó phòng Kiểm định chất lượng đào tạo, Trưởng/phó khoa, bộ môn. Các Ban (thanh tra, giám sát, thư ký, coi thi): các cán bộ các phòng, khoa, bộ môn được điều động
c, Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo phối hợp với các Trưởng khoa, bộ môn, Trưởng các đơn vị liên quan điều động cán bộ giảng viên, cán bộ tham gia công tác coi thi.
d, Cán bộ giảng viên của các khoa, bộ môn, các nhân viên làm việc thuộc các phòng phải thực hiện nghiêm việc điều động cán bộ coi thi của Trưởng phòng Kiểm định chất lượng đào tạo và Trưởng khoa, bộ môn.
e, Giáo vụ khoa/bộ môn thu đơn xin thi lại, lập danh sách sinh viên dự thi lại (theo mẫu) và nộp về phòng Đào tạo; phòng Kiểm định chất lượng đào tạo ít nhất 01 ngày trước khi tổ chức thi lại học phần đó.
Kết quả thi lại, thi cải thiện điểm sử dụng để tính điểm trung bình chung học kỳ và để xét lên lớp; không sử dụng để xét khen thưởng và học bổng sau mỗi học kỳ.
Sinh viên vắng thi lại không có lý do sẽ bị nhận điểm 0 và phải đăng ký học lại học phần đó vào học kỳ tiếp theo.
Kết quả thi cải thiện điểm sẽ được sử dụng để tính lại điểm học phần cho sinh viên. Sinh viên đăng ký thi cải thiện điểm vắng thi sẽ bị hủy kết quả đăng ký và không hoàn trả lệ phí dự thi. Nếu kết quả học phần đăng ký thi cải thiện dưới 5 hoặc vắng thi không lý do sẽ bị nhận điểm 0, sinh viên phải đăng ký học lại học phần đó.
Điều 11: Lệ phí thi lại, thi cải thiện điểm
Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà trường về thu lệ phí thi lại, thi cải thiện điểm đối với học phần lý thuyết, thực hành và lâm sàng.
Điều 12: Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Trước mỗi kỳ thi phụ, Ban Giám hiệu chỉ đạo các khoa, phòng, bộ môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Ban Giám hiệu có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý vi phạm theo quy định.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các phòng chức năng phối hợp và có trách nhiệm tham mưu kịp thời, thực hiện các thủ tục, văn bản, lên lịch thi, phân công cán bộ thanh tra, giám sát, chuẩn bị phòng thi, cơ sở vật chất có liên quan đến kỳ thi và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, đúng các điều khoản trong Quy định, đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng, khách quan, đánh giá đúng chất lượng.
Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, các khoa, bộ môn có trách nhiệm lập danh sách sinh viên dự thi lại, thi cải thiện điểm; làm đề thi, coi thi, chấm thi, tổ chức thực hiện các nội dung trong Quy định có liên quan. Đôn đốc, nhắc nhở giảng viên trong khoa, bộ môn thực hiện đúng quy chế thi. Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi nghiêm túc. Đảm bảo đúng tiến độ chấm thi, báo cáo kết quả chấm thi đúng quy định.
Điều 13: Ra đề thi, duyệt đề thi, bảo quản, sử dụng đề thi, công tác chấm thi, công bố kết quả thi
Nội dung, cấu trúc đề thi, hình thức thi, bảo quản, in sao và sử dụng đề thi; Công tác chấm thi, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi; Quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ coi thi; Trách nhiệm của sinh viên trong khi thi; công tác lưu trữ hồ sơ thi và bài thi; khen thưởng và xử lý vi phạm được áp dụng theo quy định tổ chức thi kết thúc học phần (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ - ĐHKTYTHD ngày tháng 9 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương về việc Quy định tổ chức thi kết thúc học phần đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ)
Điều 14: Kinh phí tổ chức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm, chấm thi
Kinh phí tổ chức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm, chấm thi, chấm phúc khảo bài thi lại được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà trường
Kết thúc mỗi học kỳ, các khoa/bộ môn phải làm đề nghị thanh toán coi thi, chấm thi dứt điểm trong học kỳ; phòng Kiểm định chất lượng đào tạo và phòng Đào tạo thanh toán kinh phí cho cán bộ duyệt đề thi và cán bộ tham gia giám sát, thanh tra thi.
1. Quy định này được áp dụng từ ngày 16/9/2013.
2. Trưởng các đơn vị căn cứ vào Quy định này, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và quyền hạn của mình.
3. Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế. Mọi sự thay đổi phải được Hiệu trưởng quyết định, thông báo bằng văn bản tới các đơn vị và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Trường.
Những quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
Học bán trú hiện nay được ngành giáo dục Việt Nam quan tâm trú trọng, việc này giúp gia đình và học sinh thuận tiện cho việc học của con cái. Độ tuổi từ mầm non đến tiểu học hay thậm chí là THCS, THPT việc nuôi dưỡng và tìm được cho con em mình một môi trường học tập tốt nhất luôn là vấn đề khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng quan tâm. Đặc biệt là ở Bắc Ninh, nơi mà có vô số các trường học tốt được thành lập thì nó lại là một vấn đề hết sức nan giải. Một ngôi trường vừa đáp ứng được việc học tập vui chơi cho các em, vừa giải quyết được những lo lắng của các bậc phụ huynh khi không có thời gian để đưa đón con em đi học. Vậy giải pháp trường bán trú liệu có phải là phương án tối ưu, Fschool Bắc Ninh sẽ giải quyết vấn đề mà các cha mẹ đang tìm kiếm?