Nhà Sách Thăng Long Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nhà Sách Thăng Long Xô Viết Nghệ Tĩnh

Hanuri!!! Nay ghé ăn thử.. cửa hàng sạch sẽ, nhân viên dễ thương nhiệt tình. Món ăn thì cũng ok nhưng hơi cayyy. Món nào cũng cay hết á. Bạn nào ăn cay được thì nen ăn thử nha. Chỗ này hết 271k cũng rẻ

XE ISUZU f-series TẶNG 100% thUẾ TRƯỚC BẠ

Quốc ca Liên Xô (tiếng Nga: Гимн Советского Союза) là quốc ca của Liên bang Xô viết được dùng thay thế cho "Quốc tế ca" vào 15 tháng 3 năm 1944. Phần nhạc do nhạc sĩ Aleksandr Vasilyevich Alexandrov (1883–1946) viết, và phần lời do nhạc sĩ Sergey Vladimirovich Mikhalkov (1913–2009) cùng viết với nhạc sĩ Gabriel El-Registan (1899–1945).[1][2][3]

Cho tới trước ngày 1/1/1944, Quốc ca của Liên Xô là bài "Quốc tế ca" (L'Internationale) do nhạc sĩ cách mạng người Pháp gốc Bỉ Pierre Degeyter (1848-1932) viết năm 1888 phổ lời bài thơ của nhà thơ - nhà cách mạng tham gia Công xã Paris E.Pottier (1816-1887) sáng tác tháng 6 năm 1871.

Năm 1902, nhà thơ A. Kose đã dịch lời bài hát này ra tiếng Nga, rồi bổ sung, trau chuốt cho hợp với văn phong Nga. Từ năm 1918 đến hết năm 1943, L'Internationale là Quốc ca chính thức của Liên Xô.[4]

Vào giữa năm 1943, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược đã bước sang giai đoạn mới, có tính quyết định. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết thấy cần có bài quốc ca mới mang đậm khí thế hào hùng của toàn thể các dân tộc trong Liên bang để động viên quân và dân mau chóng đánh bại quân thù, giải phóng đất nước mình và nhân loại khỏi ách thống trị của quân phát xít. Một cuộc thi sáng tác Quốc ca đã được Chính phủ Liên Xô phát động. Hơn 160 nhạc sĩ và 40 nhà thơ đã hào hứng tham gia. Đã có 178 bài sáng tác được đệ trình lên ban lãnh đạo.

Bộ Chính trị và lãnh tụ Joseph Stalin đặc biệt chú ý và đã xem xét, thảo luận rất kỹ. Kết quả, Ban lãnh đạo nhất trí quyết định chọn nhạc của Alexandrov và lời là bài thơ của hai nhà thơ S. V. Mikhalkov và G. G. Ele-Registan. Lời thơ rất hào hùng, biểu thị được ý chí quyết tâm của toàn dân Liên Xô xây dựng một quốc gia hùng cường và phồn vinh; giai điệu rất hùng tráng, đậm đà bản sắc dân tộc đang đi lên xây cuộc đời mới.[5]

Từ đêm 31/12/1943 rạng ngày 1/1/1944, Quốc ca mới của Liên bang Xô viết đã được phát đi từ Đài Phát thanh Moskva. Bài hát được truyền tới tận các trường học, nhà máy, công trường, tới tận các mặt trận đang mịt mù lửa đạn, tới các đội quân du kích, vào tận các hậu cứ của quân thù trên lãnh thổ Liên Xô. Bắt đầu từ ngày 15/3/1944, bài Quốc ca mới chính thức được dùng trên toàn lãnh thổ Xô viết, quốc gia đang dốc sức chống phát xít Đức xâm lược.[6]

Từ năm 1956 đến 1977, bài quốc ca cử hành không lời. Vào năm 1977, bài quốc ca được sửa lại lời: Viết lại điệp khúc, bỏ ''Stalin'' ở đoạn 2 và viết lại toàn bộ đoạn 3. Bản quốc ca này được xem là bài quốc ca hay nhất trên thế giới cho đến thời điểm bây giờ. Bài quốc ca sử dụng đến tháng 8 năm 1991 ở nước Nga khi nước Nga tuyên bố tách khỏi Liên Xô sau cuộc đảo chính ở Liên Xô, năm 1991 ở Liên Xô khi Liên Xô sụp đổ. Sau đó, đến năm 2000, nước Nga sử dụng lại bài quốc ca này nhưng đổi lời giữ nhạc (phần nhạc của Quốc ca Liên Xô) nay là Quốc ca Nga.[7]

Союз нерушимый республик свободных Сплотила навеки Великая Русь. Да здравствует созданный волей народов Единый, могучий Советский Союз! Славься, Отечество наше свободное, Дружбы народов надёжный оплот! Знамя советское, знамя народное Пусть от победы к победе ведёт! Сквозь грозы сияло нам солнце свободы, И Ленин великий нам путь озарил: Нас вырастил Сталин – на верность народу, На труд и на подвиги нас вдохновил! Славься, Отечество наше свободное, Счастья народов надёжный оплот! Знамя советское, знамя народное Пусть от победы к победе ведёт! Мы армию нашу растили в сраженьях. Захватчиков подлых с дороги сметём! Мы в битвах решаем судьбу поколений, Мы к славе Отчизну свою поведём! Славься, Отечество наше свободное, Славы народов надёжный оплот! Знамя советское, знамя народное Пусть от победы к победе ведёт![9]

Sojuz nerušimyj respublik svobodnyh Splotila naveki velikaja Rusj! Da zdravstvujet sozdannyj volej narodov Jedinyj, mogučij Sovetskij Sojuz! Slavjsja, Otečestvo naše svobodnoje, Družby narodov nadjožnyj oplot, Znamja sovetskoje, znamja narodnoje Pustj ot pobedy k pobede vedjot! Skvozj grozy sijalo nam solnce svobody, I Lenin velikij nam putj ozaril: Nas vyrastil Stalin — na vernostj narodu, Na trud i na podvigi nas vdohnovil! Slavjsja, Otečestvo naše svobodnoje, Sčastjja narodov nadjožnyj oplot, Znamja sovetskoje, znamja narodnoje Pustj ot pobedy k pobede vedjot! My armiju našu rastili v sraženjjah, Zahvatčikov podlyh s dorogi smetjom! My v bitvah rešajem sudjbu pokolenij, My k slave Otčiznu svoju povedjom! Slavjsja, Otečestvo naše svobodnoje, Slavy narodov nadjožnyj oplot, Znamja sovetskoje, znamja narodnoje Pustj ot pobedy k pobede vedjot!

[sɐ.ˈjuz‿nʲɛ.rʊ.ˈʂɨ.mɨj rʲɪs.ˈpu.blʲɪk svɐ.ˈbod.nɨx] [spɫɐ.ˈtʲi.ɫa nɐ.ˈvʲɛ.kʲi vʲɛ.ˈlʲi.ka.jɐ rusʲ] [dɐ‿ˈzdra.stvʊ.jɪt ˈsoz.dan.nɨj ˈvo.lʲej nɐ.ˈro.dɐf] [jɛ.ˈdʲi.nɨj mɐ.ˈɡu.t͡ɕɪj sɐ.ˈvʲɛt.skʲɪj sɐ.ˈjus] [ˈsɫaf⁽ʲ⁾.sʲa a.ˈtʲɛ.t͡ɕɪst.va ˈna.ʂɛ sva.ˈbod.na.jɛ] [ˈdruʐ.bɨ nɐ.ˈro.dɐf nɐ.ˈdʲɵʐ.nɨj ɐ.ˈpɫot] [ˈzna.mʲa sa.ˈvʲɛt.ska.jɛ ˈzna.mʲa na.ˈrod.na.jɛ] [pusʲtʲ at pɐ.ˈbʲɛ.dɨ k‿pɐ.ˈbʲɛ.dʲɛ vʲɪ.ˈdʲɵt] [skvɐzʲ‿ˈɡro.zɨ sʲɪ.ˈja.ɫa nam ˈson.t͡sɛ svɐ.ˈbo.dɨ] [i ˈlʲɛ.nʲin vʲɛ.ˈlʲi.kʲɪj nam putʲ ɐ.zɐ.ˈrʲiɫ] [naz‿ˈvɨ.rasʲ.tʲɪɫ ˈsta.lʲin nɐ‿ˈvʲɛr.nasʲtʲ nɐ.ˈro.dʊ] [nɐ‿trud i nɐ‿ˈpod.vʲɪ.ɡʲɪ naz‿vdɐx.nɐ.ˈvʲiɫ] [ˈsɫaf⁽ʲ⁾.sʲa a.ˈtʲɛ.t͡ɕɪst.va ˈna.ʂɛ sva.ˈbod.na.jɛ] [ˈɕːasʲ.tʲja nɐ.ˈro.dɐf nɐ.ˈdʲɵʐ.nɨj ɐ.ˈpɫot] [ˈzna.mʲa sa.ˈvʲɛt.ska.jɛ ˈzna.mʲa na.ˈrod.na.jɛ] [pusʲtʲ at pɐ.ˈbʲɛ.dɨ k‿pɐ.ˈbʲɛ.dʲɛ vʲɪ.ˈdʲɵt] [mɨ ˈar.mʲi.jʊ ˈna.ʂʊ rɐsʲ.ˈtʲi.lʲi f‿srɐ.ˈʐɛ.nʲjɐx] [zɐ.ˈxvat.t͡ɕi.kɐf ˈpod.ɫɨɣ‿z‿dɐ.ˈro.ɡʲi smʲɪ.ˈtʲɵm] [mɨ ˈv‿bʲit.vax rʲɪ.ˈʂa.jɛm sʊdʲ.ˈbu pa.kɐ.ˈlʲɛ.nʲɪj] [mɨ ˈk‿sɫa.vʲɛ ɐt.ˈt͡ɕiz.nʊ svɐ.ˈju pa.vʲɪ.ˈdʲɵm] [ˈsɫaf⁽ʲ⁾.sʲa a.ˈtʲɛ.t͡ɕɪst.va ˈna.ʂɛ sva.ˈbod.na.jɛ] [ˈsɫa.vɨ nɐ.ˈro.dɐf nɐ.ˈdʲɵʐ.nɨj ɐ.ˈpɫot] [ˈzna.mʲa sa.ˈvʲɛt.ska.jɛ ˈzna.mʲa na.ˈrod.na.jɛ] [pusʲtʲ at pɐ.ˈbʲɛ.dɨ k‿pɐ.ˈbʲɛ.dʲɛ vʲɪ.ˈdʲɵt]

Союз нерушимый республик свободных Сплотила навеки Великая Русь. Да здравствует созданный волей народов Единый, могучий Советский Союз! Припев: Славься, Отечество наше свободное, Дружбы народов надёжный оплот! Партия Ленина — сила народная Нас к торжеству коммунизма ведёт! Сквозь грозы сияло нам солнце свободы, И Ленин великий нам путь озарил: На правое дело он поднял народы, На труд и на подвиги нас вдохновил! Припев В победе бессмертных идей коммунизма Мы видим грядущее нашей страны, И Красному знамени славной Отчизны Мы будем всегда беззаветно верны! Припев[11]

Sojuz nerušimyj respublik svobodnyh Splotila naveki velikaja Rusj! Da zdravstvujet sozdannyj volej narodov Jedinyj, mogučij Sovetskij Sojuz! Pripev: Slavjsja, Otečestvo naše svobodnoje, Družby narodov nadjožnyj oplot, Partija Lenina — sila narodnaja Nas k toržestvu kommunizma vedjot! Skvozj grozy sijalo nam solnce svobody, I Lenin velikij nam putj ozaril, Na pravoje delo on podnjal narody, Na trud i na podvigi nas vdohnovil! Pripev V pobede bessmertnyh idej kommunizma My vidim grjaduščeje našej strany, I krasnomu znameni slavnoj otčizny My budem vsegda bezzavetno verny! Pripev

[sɐ.ˈjuz nʲɛ.rʊ.ˈʂɨ.mɨj rʲɪs.ˈpu.blʲɪk svɐ.ˈbod.nɨx] [spɫɐ.ˈtʲi.ɫa nɐ.ˈvʲɛ.kʲi vʲɛ.ˈlʲi.ka.ja rusʲ] [dɐ‿ˈzdrast.vʊ.jɪt ˈsoz.dan.nɨj ˈvo.lʲej nɐ.ˈro.dɐf] [jɛ.ˈdʲi.nɨj mɐ.ˈɡu.t͡ɕɪj sɐ.ˈvʲɛt.skʲɪj sɐ.ˈjus] [prʲɪ.ˈpʲɛf] [ˈsɫaf⁽ʲ⁾.sʲa a.ˈtʲɛ.t͡ɕɪst.va ˈna.ʂɛ sva.ˈbod.na.jɛ] [ˈdruʐ.bɨ nɐ.ˈro.dɐf nɐ.ˈdʲɵʐ.nɨj ɐ.ˈpɫot] [ˈpar.tʲi.ja ˈlʲɛ.nʲi.na ˈsʲi.ɫa na.ˈrod.na.ja] [nas k‿tar.ʐɨst.ˈvu ka.mʊ.ˈnʲiz.ma vʲɪ.ˈdʲɵt] [skvɐzʲ‿ˈɡro.zɨ sʲɪ.ˈja.ɫa nam ˈson.t͡sɛ svɐ.ˈbo.dɨ] [i ˈlʲɛ.nʲin vʲɛ.ˈlʲi.kʲɪj nam putʲ ɐ.zɐ.ˈrʲiɫ] [nɐ‿ˈpra.va.jɪ ˈdʲɛ.ɫa on ˈpodʲ.nʲaɫ nɐ.ˈro.dɨ] [nɐ‿trud i nɐ‿ˈpod.vʲɪ.ɡʲɪ naz‿vdɐx.nɐ.ˈvʲiɫ] [prʲɪ.ˈpʲɛf] [f‿pɐ.ˈbʲɛ.dʲɛ bʲɪs.ˈsmʲɛrt.nɨx ɪ.ˈdʲɛj ka.mʊ.ˈnʲiz.ma] [mɨ ˈvʲi.dʲɪm ɡrʲɪ(ɐ).ˈduɕ.ɕɛ.jɪ ˈna.ʂɛj strɐ.ˈnɨ] [i ˈkras.na.mʊ ˈzna.mʲɛ.nʲɪ ˈsɫav.naj ɐt.ˈt͡ɕiz.nɨ] [mɨ ˈbu.dʲɪm fsʲɪɡ.ˈda bʲɛz.zɐ.ˈvʲɛt.na vʲɪr.ˈnɨ] [prʲɪ.ˈpʲɛf]

Liên bang không thể chia cắt của những nước cộng hòa tự do Mãi mãi liên kết bởi nước Nga vĩ đại Được tạo nên bởi ý nguyện của nhân dân Thống nhất và hùng mạnh - Liên bang Xô viết

Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta Thành trì vững chắc của tình đoàn kết các dân tộc Ngọn cờ Xô viết - Ngọn cờ của nhân dân Đưa chúng ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Ánh mặt trời của tự do chiếu xuyên qua giông tố Và Lenin vĩ đại đã dẫn đường Stalin dẫn dắt chúng ta trung thành với nhân dân Trong lao động và chiến đấu được ghi thành kỳ công

Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta Thành trì vững chắc của hạnh phúc các dân tộc Ngọn cờ Xô viết - Ngọn cờ của nhân dân Đưa chúng ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Chúng ta nuôi dưỡng quân đội bằng những cuộc chiến Chúng ta quét sạch những kẻ xâm lược hèn hạ trên đường Chúng ta định đoạn số phận của các thế hệ trên trận chiến Chúng ta đưa Tổ quốc của mình đến bờ vinh quang

Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta Thành trì vững chắc của vinh quang các dân tộc Ngọn cờ Xô viết - Ngọn cờ của nhân dân Đưa chúng ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Liên bang của các nước cộng hòa không thể nào tách rờiMuôn năm được hàn nối bởi nước Nga và ý chí Xô Viết nối liền giang trùng, hùng tráng muôn đời ca ngợiDựng xây từ giọt máu đào và ý dân nguyện cầu

Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào

Quốc gia tự do mãi trường tồnLũy thành đoàn kết được bao dân tộc vun đắpSáng soi đảng Lênin hùng cường

Sức dân dựng tự do độc lập Tiếp bước cho dân tộc dần tiến tới huy hoàng

Bình minh tự do chiếu rọi vượt qua đêm dài nô lệVà Lenin dẫn lối đưa nhân dân tới ánh sáng

Từng bước dân tộc bước lên quyền năng đích thực có đượcGian khó ghi nhận kết quả, kì công trong lao động

Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào

Quốc gia tự do mãi trường tồnLũy thành đoàn kết được bao dân tộc vun đắpSáng soi đảng Lênin hùng cường

Sức dân dựng tự do độc lập Tiếp bước cho dân tộc dần tiến tới huy hoàng

Chiến thắng của ý chí cộng sản ấy mãi mãi sáng ngờiĐường đời và tương lai quê hương ta, ta đã thấuCờ thắm tung bay oai hùng, tình yêu nước nhà dâng tràoNguyện trung kiên cùng đất mẹ, lòng sáng khôn phai sờn

Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào

Quốc gia tự do mãi trường tồnLũy thành đoàn kết được bao dân tộc vun đắpSáng soi đảng Lênin hùng cường

Sức dân dựng tự do độc lập Tiếp bước cho dân tộc dần tiến tới thành công.

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Lịch sử Cách mạng và sự hình thành

Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.

Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.

Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).

Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II

Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).

Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.

Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.

Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.

Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).

Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.

Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...

Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.

Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).

Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.