Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:
Câu hỏi: Pháp luật ra đời khi nào?
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.
+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.
=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.
+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:
+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.
Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.
Luật xây dựng mới nhất 2023 là luật nào?
Hiện tại vẫn chưa có thông tin nào về Luật xây dựng hiện hành sẽ bị thay thế cho nên Luật Xây dựng đang có hiệu lực là Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có tổng cộng 10 Chương và 168 Điều cụ thể:
Mục 2. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện
Mục 3. Quy hoạch xây dựng khu chức năng
Mục 5. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 6. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Mục 7. Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng
Mục 8. Quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng
Chương III. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Mục 2. Lập, thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng
Mục 3. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Mục 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn và người quyết định đầu tư
Chương IV. Khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
Mục 1. Chuẩn bị xây dựng công trình
Mục 2. Thi công xây dựng công trình
Mục 3. Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
Mục 4. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Mục 5. Xây dựng công trình đặc thù
Chương VII Chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng
Mục 1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chương VIII Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
Chương IX Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước
Tổng hợp các Thông tư và Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng? Luật Xây dựng mới nhất năm 2023 là luật nào? (Hình từ Internet)
Thông tư nào hướng dẫn Luật xây dựng?
Các Thông tư hướng dẫn Luật xây dựng bao gồm:
Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
Thông tư 174/2021/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 108/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công
Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình
Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Thông tư 38/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình
Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng
Thông tư 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
Thông tư 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
Nghị định nào hướng dẫn Luật xây dựng?
Các Nghị định hướng dẫn Luật xây dựng gồm các Nghị định sau:
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Quyết định 6040/QĐ-UBND: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tại một phần ô quy hoạch ký hiệu III.1-CC4 thuộc Quy hoạch chi tiết phường Ô Chợ Dừa, tỷ lệ 1/500
Quyết định 6018/QĐ-UBND: Về việc gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất
Kế hoạch 333/KH-UBND: Kế hoạch triển khai thi hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ
Quyết định 5970/QĐ-UBND: Về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Thanh Trì
Quyết định 5946/QĐ-UBND: Về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỷ lệ 1/500 tại các ô đất ký hiệu B3/CT5 và B4/CT6 Địa điểm: phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột