Xuất Khẩu Dịch Vụ Phần Mềm

Xuất Khẩu Dịch Vụ Phần Mềm

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP: Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT?

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Căn cứ các quy định và văn bản hướng dẫn nêu trên, về nguyên tắc:

Trường hợp Công ty cung cấp các dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp Công ty cung cấp các dịch vụ không đáp ứng điều kiện tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ công nghệ không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Tại Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT 2% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, nhưng có loại trừ một số hàng hóa, dịch vụ, trong đó có nhóm hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

TOP 10 Doanh nghiệp Xuất Khẩu Phần mềm và Dịch vụ CNTT 2021

Từ những ngày đầu “mang chuông đi đánh xứ người” của các công ty CNTT tiên phong, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm ủy thác phát triển, xuất khẩu dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, với các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu và đặc biệt là Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Market Insider, năm 2019, Việt Nam nằm trong danh sách top 5 quốc gia tốt nhất trong ngành Gia công phần mềm (IT Outsourcing) trên thế giới. Hiện, Việt Nam đang là nhà cung cấp lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Nhật Bản về lĩnh vực này.

Việt Nam chiếm ưu thế  về nguồn nhân lực và chi phí thấp khi so sánh với các quốc gia lớn khác. Cụ thể, Việt Nam có gần 300.000 kỹ sư phần mềm, mỗi năm sẽ bổ sung thêm gần 50,000. Giá dịch vụ gia công phần mềm tại Việt Nam đang ở mức rẻ hơn 20 – 30% so với các nước ở Châu Âu và Mỹ Latinh. Đồng thời, Chính phủ cũng đã và đang có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính, giảm giá thuê đất và các đặc quyền khác cho các doanh nghiệp CNTT trong nước.

Hơn thế, sau hơn 20 năm “xây nền đặt móng”, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam cũng đã dần tích lũy kinh nghiệm công nghệ, tài chính, nhân sự và có đủ năng lực đầu tư phát triển các sản phẩm, giải pháp… để xây dựng những sản phẩm, giải pháp công nghệ của riêng mình cho thị trường Việt Nam và quốc tế.

Hai năm đại dịch vừa qua, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã nhanh nhạy, năng động, ứng biến kịp thời, không những đảm bảo hoạt động thông suốt cho doanh nghiệp, khách hàng, đối tác trong nước và quốc tế mà còn đạt được những thành tích xuất sắc với mức tăng trưởng ấn tượng - là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam.

TOP 10 DOANH NGHIỆP CNTT Việt Nam 2021 ghi nhận sự tăng trưởng xuất sắc của các doanh nghiệp CNTT ở cả khối phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, họ đã thực sự lĩnh hội tinh thần “trong NGUY có CƠ” để điều chỉnh hành động, biến lợi thế thành doanh thu, tăng trưởng…

Và đây là 10 tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam:

1.       Công ty TNHH CMC GLOBAL

2.       Công ty Cổ phần FUJINET SYSTEMS

3.       Công ty Cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM

4.       Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam

5.       Công ty Cổ phần Phần mềm LUVINA

6.       Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam (NashTech)

7.       Công ty Cổ phần NTQ Solution

8.       Công ty Cổ phần RIKKEISOFT

9.       Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh (TMA Solutions)

10.     Công ty Cổ phần VNEXT HOLDINGS

Để xem thêm thông tin và download ấn phẩm về các doanh nghiệp Top 10 2021, vui lòng xem tại: https://top10ict.com/download-an-pham/

Vietstock trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng về việc áp dụng “Chính sách quyền riêng tư” căn cứ theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP v/v bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành bởi Chính phủ.

Trong quá trình thiết lập mối quan hệ giữa Vietstock và Khách hàng, Vietstock có thể thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của Khách hàng cho mục đích được xác định tại Chính sách quyền riêng tư (“CSQRT”) này. Trong trường hợp Khách hàng không đồng ý một phần hoặc toàn bộ quy định tại CSQRT, Vietstock không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Khách hàng.

Vietstock cam kết luôn tôn trọng quyền riêng tư, bảo mật và an toàn thông tin cá nhân; đồng thời luôn nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân của Khách hàng, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam thông qua những biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

Chính sách quyền riêng tư là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận, điều khoản và điều kiện chi phối mối quan hệ giữa Vietstock và Quý Khách hàng.

Quý Khách hàng đã đọc kỹ, hiểu rõ và đồng ý với toàn bộ điều khoản của “Chính sách quyền riêng tư”. Chi tiết Chính sách quyền riêng tư xem tại đây.

Nếu không đồng ý với Chính sách quyền riêng tư này, Chúng tôi không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Quý Khách hàng.

Phát triển bởi Hemera Media

Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội