: The film revolves around the story of former SWAT captain Donggu (played by An Zhijie). Gangsters raided the court and Donggu suffered permanent blindness during the mission, and was forced to take responsibility for failure after the mission. Accompanied by his daughter, Donggu gradually got out of the haze and got used to his blind eyes. His old enemy reappeared and his daughter was in danger. To save his daughter, Donggu started a blind battle of life and death.
Giới thiệu về nha khoa Minh Khai
Trung tâm Nha Khoa Minh Khai ra đời vào tháng 6 năm 2001, được hình thành dưới sự chỉ đạo và đào tạo của Tiến sĩ Philippe Guettier, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia người Pháp và các đồng nghiệp hàng đầu từ Mỹ và Thụy Sĩ. Trải qua hơn 20 năm phát triển và hoạt động, Nha Khoa Minh Khai đã thực hiện hàng ngàn trường hợp chỉnh nha, phục hình răng hô, móm, hở lợi, tẩy trắng răng, cắm ghép răng implant, điều trị viêm nướu, nha chu, răng sâu, và các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ khác.
Nha Khoa Minh Khai không chỉ mang đến sự hoàn thiện cho nụ cười của khách hàng, mà còn giúp họ tăng thêm tự tin và thành công trong cuộc sống. Trung tâm tự hào là một cơ sở nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ nha khoa tài năng và chất lượng điều trị hàng đầu tại Sài Gòn.
Sứ mệnh: Cung cấp một hệ thống dịch vụ nha khoa chuyên nghiệp và cao cấp, ngang tầm với các quốc gia phát triển, phục vụ cho mọi vấn đề về nha của người dân Việt Nam.
Mục tiêu: Trở thành trung tâm Nha Khoa cao cấp và hiện đại hàng đầu tại Việt Nam.
Trung tâm Nha Khoa Minh Khai cung cấp đa dạng dịch vụ nha khoa bao gồm:
Thông tin liên hệ nha khoa Minh Khai
Qua các thông tin ở bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích về nha khoa Minh Khai. Để thuận tiện trong việc cập nhật giá của các dịch vụ và những thông tin mới nhất về các nha khoa uy tín. Hãy tiếp tục theo dõi trang Website Nhật ký nha sĩ để chúng tôi cập nhật cho bạn những thông tin hữu ích thuận tiện cho quá trình chăm sóc răng miệng của mình khi cần.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước 1945, Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thành lập ngày 19-5-1941 là một sáng tạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Việt Minh là một tổ chức liên minh chính trị (trong đó, Đảng Cộng sản Đông Dương cũng là một bộ phận trong Việt Minh - bộ phận nòng cốt và lãnh đạo) nhằm đoàn kết liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị, các đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng đánh đuổi Nhật - Pháp, giành quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 3-1951, Việt Minh hợp nhất với Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Liên Việt nhưng vẫn được mọi người quen gọi là Việt Minh.
Qua các hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của các nhà lãnh đạo Việt Minh, của một số nhân chứng, các tư liệu lịch sử, ảnh, báo chí xuất bản trong thời kỳ này, tác giả bài viết mong muốn phác họa đôi nét về hình ảnh, cuộc sống của người chiến sĩ Việt Minh đã tham gia chiến đấu trong những năm 1945-1954 tại chiến khu Việt Bắc, các vùng kháng chiến ở miền Trung và Nam bộ, tại các chiến trường quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vậy người lính Việt Minh là ai? Họ từ những nông dân, thợ thuyền, trí thức tự nguyện gia nhập các đội tự vệ, dân quân, du kích và các lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam trong Mặt trận Việt Minh để chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Họ là những người chiến đấu vô cùng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, sống có lý tưởng, mục đích, chịu đựng, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để chiến thắng kẻ thù.
Những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp trong đơn độc, trong vòng vây của chủ nghĩa thực dân, không có sự hỗ trợ của quốc tế về vật chất. Trong điều kiện sống và chiến đấu trường kỳ, tự lực cánh sinh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, các nhu cầu về ăn, mặc, ở, vũ khí súng đạn của bộ đội vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Thiếu vũ khí trong chiến đấu, với tinh thần sáng tạo, người lính Việt Minh tự sản xuất, chế tạo nhiều loại vũ khí còn thô sơ nhưng có công hiệu không nhỏ. Trong 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt bảo vệ Hà Nội cuối năm 1946, các quyết tử quân đã ôm bom ba càng lao vào tiêu diệt xe tăng Pháp. Đây là một loại bom hình chóp nón, đáy lõm, có ba càng, được làm bằng gang hàn kín, bên trong chứa thuốc nổ, bên ngoài có kíp nổ. Đến đầu 1947, súng bazôka được nghiên cứu, chế tạo thành công ở chiến khu Việt Bắc và trong khu rừng Sác thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu. Súng bắn đạn lõm, có độ nóng lên tới 3.000oC, dễ dàng xuyên thủng vỏ xe tăng, xe bọc thép, tàu thủy của đối phương.
Bom ba càng, do người lính Việt Minh tự chế tạo, sản xuất trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Súng Bazôka, do quân giới ta sản xuất-nỗi kinh hoàng của quân đội Pháp trong chiến dịch Thu- Đông 1947.
Những người lính làm công tác địch vận trong kháng chiến cũng có nhiều sáng kiến: xuất bản báo Tia Sáng (1946-1950) - tờ báo địch vận đầu tiên của Việt Minh bằng tiếng Pháp, làm các chương trình phát thanh, đến nói chuyện tại các trại giam tù binh Pháp, kể các câu chuyện về văn hóa Việt Nam, về nỗi niềm của người lính xa nhà, về những giấc mơ hòa bình của người lính Lê dương trong đội quân Viễn chinh. Trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950, anh nuôi, bộ đội tìm tàn binh Pháp lẩn trốn trong rừng bằng cách cắm nắm cơm lên đầu một cây gậy tre giơ cao thay lời kêu gọi bằng tiếng Pháp mà họ không biết nói. Thương binh, tù binh Pháp càng thấm thía hơn khi được người chiến sĩ không cùng chiến tuyến cho uống từng ngụm nước, nhường cả khẩu phần ăn ít ỏi của mình cho những người mà chỉ ít gi trước đó, hai bên cùng sẵn sàng sinh tử.
Sau trận chiến, để đảm bảo lương thực, bộ đội tự tăng gia sản xuất, trồng sắn, ngô, tự cấp tự túc. Bữa ăn chỉ có khoai, sắn, ngô, măng rừng chấm muối, cơm vắt, muối vừng hoặc mấy bánh lương khô được Trung Quốc viện trợ sau năm 1950. “Nửa đêm, dọc đường hành quân, vừa ngồi nghỉ vừa nhai mấy nhúm gạo rang lót dạ”, uống nước cơm cháy đựng trong ống bương.
Bếp Hoàng Cầm- đến ngày nay vẫn được đưa vào chương trình đào tạo trong các trường quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1949, tiền sinh hoạt phí của bộ đội chỉ đủ mua 7-8kg gạo (4-620). Cuối 1952, do bị bão lớn, ở vùng căn cứ Dương Minh Châu (Nam bộ), tiêu chuẩn gạo của bộ đội có lúc chỉ còn 2,5kg gạo/tháng, phải ăn cháo, thậm chí không đủ gạo nấu cháo cho thương binh (3 -185). Trong chiến dịch Tây Bắc, đời sống của bộ đội càng khó khăn hơn khi dân công, mặc dù với khẩu phần ăn hàng ngày đã rất hạn chế, đã ăn hết 92% số gạo vận chuyển ra mặt trận. Việc nấu cơm phục vụ bộ đội ở chiến trường thường phải làm ban đêm và nhiều lần bị địch phát hiện dẫn đến nhiều tổn thất xương máu. Chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm (thuộc đại đoàn 308) đã có sáng kiến đào những đường rãnh thoát bên sườn núi nối liền với bếp nấu, bên trên rãnh đặt cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ các bếp nấu bốc lên qua các đường rãnh, chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày, bộ đội được ăn uống nóng trong mùa đông giá lạnh. (4 – 799). Chiến dịch Điện Biên Phủ đầu 1954, bộ đội mang theo đỗ làm giá thay rau tươi ngay trên dọc đường hành quân.
Một cảnh sinh hoạt của bộ đội Thừa Thiên - Chiến khu 2 năm 1948.
Bộ đội Quảng Ngãi luyện tập trong kháng chiến chống Pháp.
Những ngày đầu kháng chiến, “quần áo bộ đội phần lớn do anh em mang từ gia đình đi. Nhiều đơn vị thành lập một thời gian dài vẫn không đủ quần áo cấp cho bộ đội” (4 - 444). Năm 1946 -1947, tự vệ đội mũ calo gắn phù hiệu vuông nền đỏ sao vàng “chiếc mũ calo có đính ngôi sao vàng Vệ quốc quân” (5 – 76). Hành trang của người chiến sĩ chỉ có “một đôi dép lốp, thuốc ký ninh và thuốc Stovarsol, dạng ống chữa đi lỵ, đi kiết” (5 – 90). “Các chiến sĩ tự sắm dép cao su, làm lấy mũ nan, bi đông bằng ống tre, bát bằng ống bương, balo, giỏ lựu đạn bằng tre mây.” (4- 444). Cuối năm 1947, vào mùa đông, bộ đội có thêm áo trấn thủ. Áo trấn thủ rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ tròn, không có tay áo. Gồm có hai mảnh: mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bông, chần hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt.
Áo trấn thủ- Anh hùng Cù Chính Lan mặc khi tham gia chiến dịch Hòa Bình, năm 1951.
Dép cao su, một sáng kiến của bộ ta trong kháng chiến chống Pháp.
Những năm kháng chiến gian khổ hiếm bông, có thời kỳ phải dùng lông vịt hay vỏ cây sui đập rập, phơi khô thay bông. Cúc, khuy cũng thiếu, phải dùng dây vải buộc hoặc làm cúc bằng giấy ép tẩm sơn thay thế. Chiếc mũ bộ đội thường dùng được đan bằng tre, hoặc làm bằng lá cọ nhưng có đặc điểm là bọc vải chùm cả vành mũ, bên ngoài phủ một tấm lưới có đính rải rác những miếng vải dù hoa xé nhỏ để ngụy trang. Có trường hợp mũ chỉ bọc vải dù hoa. Chân đi đôi dép lốp cao su đen (từ khu Bốn trở ra được gọi là dép Bình Trị Thiên). Xuất hiện đầu năm 1947, dép cao su là một sáng tạo có giá trị lịch sử, giải quyết được đồ đi cho bộ đội, người dân suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và mãi về sau này. Chiến sĩ lấy lốp xe ôtô, đo chân cắt thành đế dép, dùi tám lỗ để xỏ quai bằng cao su đen lấy từ xăm ô tô: hai quai chéo phía trên, hai quai ngang phía dưới làm quai hậu và quai vòng. Bề ngang các quai khoảng 1 cm. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su. Đó là những đôi dép rất đơn giản, bền, tiện sử dụng, dễ làm, dễ bảo quản, vệ sinh, thích ứng trong mọi điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết ở vùng rừng núi trong kháng chiến. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp thật giản dị, gần gũi và thân thương. Đến chiến dịch Tây Bắc năm 1952, để chống cái rét của vùng rừng núi, bộ đội được phát áo chấn thủ dài tay (như một thứ blu-dông bông). Ngoài ra, do thu được nhiều dù chiến lợi phẩm, mỗi người thường dùng một miếng dù to, khi hành quân thì ngụy trang, trời rét thì quàng cổ, đêm ngủ thì làm chăn đắp. Năm 1953, bộ đội bắt đầu được trang bị quân phục thống nhất.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đầu 1954, “các chiến sĩ mặc áo bông mới dài tay, súng đạn, balô, bao gạo đầy ắp trên người, đi hàng một nuối đuôi nhau bước gấp ra trận địa. Chiếc cọc màn, dây phơi quần áo được chuẩn bị sẵn để có chỗ ngủ tươm tất. Trước khi đi ngủ, từng tổ ba người khoét một hố nhỏ, lót nilông bên dưới rồi đổ nước ấm pha muối để cùng ngâm chân”.
Phát huy sở trường đánh địch trên chiến trường rừng núi, đánh đêm, đánh gần, trong những lần hành quân trong đêm tối, bộ đội thường lấy lá mục hoặc mảnh tre mục cài lên mũ hoặc sau lưng để người sau nhận ra người đi trước qua những đốm sáng lân tinh. Thời gian hành quân được bộ đội biến thành những giờ học văn hóa, vừa hành quân người đi sau vừa học chữ trên những tấm bảng nhỏ treo trên lưng người đi trước. Mỗi chiến sĩ mang 30kg gạo, súng, đạn, thuốc nổ trên vai. Gặp trời mưa giữa đèo cao, dốc đứng, bộ đội đứng hàng giờ giữa suối, giữa đèo, mưa rát mặt mà không thể tìm ra chỗ ngồi nghỉ hoặc đặt tạm balô. Quần áo mặc trên người ướt lại khô, khô rồi lại ướt.
Sau chiến dịch Biên Giới, chiếc xẻng là một trong những thứ trang bị của người lính xung kích. Xẻng dùng để đào hố tránh đại bác, đào hệ thống hầm (pháo, giấu xe, sinh hoạt, thương binh...). Mỗi hầm sinh hoạt có 3 người, có 2 giường bằng đất, căng vải dù. Nấu ăn dưới hầm, có kho dự trữ thực phẩm, có giếng nước trong vắt, bộ đội dùng gỗ hòm đạn lát trần, vách, ghép giường, bàn ghế. Những lúc nghỉ trong hầm, bộ đội đọc truyện, chơi tú lơ khơ, dùng vỏ đạn chế đèn dầu phục vụ sinh hoạt. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên, bằng những chiếc xẻng nhỏ bé, hệ thống hào trục (sâu 1,7m, đáy 1,2m), hào bộ binh (đáy 0,5m) mỗi ngày lại dài hơn, vây chặt kẻ thù. Mỗi chiến sĩ sau giờ ngủ buổi sáng, buổi chiều chuẩn bị gỗ, lá ngụy trang xây dựng trận địa, đến tối, từ nơi trú quân tiến ra cánh đồng đào trận địa. Gần cứ điểm, bộ đội chuyển sang đào dũi, không lộ thiên, đào cả ngày lẫn đêm.
Xẻng của bộ đội công binh sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bộ đội ta được trang bị chính qui trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vượt lên gian khó, tại núi rừng Việt Bắc, những chiến sĩ làm công tác văn hóa không ngừng nghỉ làm báo, in, xuất bản nhiều loại báo chí đều đặn hàng ngày. Đặc biệt có báo được in và phát hành, chuyển đến tay bộ đội ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ (báo Quân đội nhân dân). Bộ đội được xem triển lãm trong rừng, thưởng thức các chương trình giao lưu, văn nghệ, thấm đẫm tinh thần lạc quan yêu đời, vững tin vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi, đất nước độc lập.
Bộ đội ta đọc báo trong những phút bình yên hiếm hoi tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Trong những năm tháng ấy, nhiều chiến sĩ đã trở thành thi sĩ. Nhiều bài thơ mà tác giả chính là người chiến sĩ như: Tây Tiến của Quang Dũng phác hoạ vẻ đẹp hào hùng và bi tráng, niềm vui và nỗi buồn của người chiến sĩ trong “đoàn quân không mọc tóc” thường bị sốt rét hoành hành, với màu da tái xanh và bị rụng tóc tiến lên vùng rừng núi Tây bắc, giáp Lào năm 1948. Bài Đồng chí của Chính Hữu, ca ngợi tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu giữa những người cùng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Không chỉ những nhà thơ - chiến sĩ được lưu danh, còn có vô kể những lời ca, điệu hò vô danh được sinh ra qua mỗi chiến dịch từ Tây Bắc đến Điện Biên.
Trong mỗi người lính Việt Minh luôn chứa đựng một bản lĩnh, phẩm chất, một sức mạnh kỳ diệu được xây đắp lên từ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chính xác hơn đó là bản sắc dân tộc, đó là tiếng gọi từ con tim, từ dòng máu Việt. Người chiến sĩ Vệ quốc quân – Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp - những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang là biểu tượng cao đẹp sẽ sống mãi với thời gian, với non sông đất nước.
Ths. Nguyễn Thị Tường Khanh (Ban XDND&HTTB)
1. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000.
2. Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ. Trần Thái Bình. NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007.
3. Lê Duẩn tiểu sử. Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2007.
4. Tổng tập hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp. NXB Quân đội Nhân dân. Hà Nội, 2006.
5. Những nẻo đường chinh chiến. Hồi ức của Đào Văn Xuân. NXB Hội Nhà văn Việt Nam. Hà Nội, 2004.