Theo Luật sư Nguyễn Thị Thu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Như vậy, khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp thẻ với hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng.
Không trả nợ thẻ tín dụng bị Ngân hàng phạt tiền do quá hạn thanh toán
Theo khoản 6 Điều 15 Thông tư 18 năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu).
Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.
Ngoài ra, việc không trả nợ thẻ tín dụng còn dẫn tới các hậu quả khác như:
- Có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này
Nợ xấu là những khoản tín dụng do vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, tới thời hạn trả nhưng chưa trả hoặc không trả. Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC.
Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay.
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu và có bị giả thông tin để vay nợ hay không
- Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ
Nếu quên không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mai để để nhắc nhở khách hàng trả nợ.
Khi gặp trường hợp này, khách hàng không nên lơ đi mà nên đối mặt với ngân hàng để trả lời họ, bằng cách đó có thể ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng phương án xử lý tốt nhất.
Nếu không có sự trao đổi giữa hai bên, sau một thời gian, ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới. Trường hợp xấu nhất, khách hàng còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại tiền.
Visa và vấn đề liên quan đến nợ xấu
Để hiểu tường tận về trường hợp nợ xấu có được cấp visa hay không, chúng ta sẽ đi tìm hiểu visa là gì? Có rất nhiều người thường lầm tưởng giữa hai khái niệm Passport và visa. Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Passport hay còn gọi là hộ chiếu, là giấy tờ xác định căn cước của một người, do cơ quan nhà nước cấp cho nước đó. Còn visa hay còn gọi là thị thực xuất nhập cảnh, là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ nước ngoài cấp cho người muốn đến quốc gia họ.
Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị đi tù
Như đã nêu trên, nếu khách hàng không trả nợ và để các nhân viên ngân hàng nhắc nhở nhiều lần thì ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Lúc này nếu khách hàng trả được nợ thì ngân hàng có thể rút đơn kiện hoặc khách hàng có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên. Còn khi hai bên không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với chủ thẻ. Đồng thời, có những biện pháp cưỡng chế để họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp chủ thẻ bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay, người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích…
- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Người nợ thẻ tín dụng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.
Cần cân nhắc kỹ nếu có nợ xấu nhưng muốn xin visa.
Trong trường hợp có nợ xấu, bạn cần cân nhắc thật kỹ nếu muốn xin cấp visa hoặc dựa vào tình hình thực tế của bản thân bạn có thể thực hiện các phương pháp như đã nêu ở trên để có thể xin được xuất nhập cảnh, visa.
Còn đối với trường hợp nợ xấu vượt quá khả năng chi trả của bạn thì chắc chắn ngân hàng đã có đề nghị khiến bạn không thể xuất nhập cảnh.
Chị L.P gửi câu hỏi về những lưu ý khi xin visa:Chào luật sư, chồng tôi thường xuyên cờ bạc nợ nần nên tôi phải vay ngân hàng để trả nợ cho chồng. Nhưng do khoản nợ quá lớn với tôi, mà chồng tôi thì vẫn chứng nào tật nấy không bỏ được tật cờ bạc, nên tôi cũng không trả được nợ cho ngân hàng và vướng nợ xấu. Nay tôi dự định sang Hàn xuất khẩu lao động kiếm tiền về trả nợ nhưng bị từ chối visa do vướng nợ xấu. Tôi muốn xin phỏng vấn để xin cấp visa thì tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì và tôi cần lưu ý thêm điều gì không?
Trước khi xin visa, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như hộ chiếu gốc, hộ chiếu cũ, ảnh 4 nhân 6, bản sao sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn nếu có. Đối với mỗi trường hợp khác nhau thì khi xin visa sẽ cần thêm những giấy tờ khác nhau, ví dụ như đi du lịch, làm việc…
Đối với nhiều quốc gia, việc xin visa là khá dễ dàng. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác việc xin visa không hề dễ dàng, thậm chí phần trăm những được được cấp visa đến quốc gia đó rất thấp và đòi hỏi những yêu cầu khắt khe.
Làm sao để có thể xin được visa khi có nợ xấu?
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, nếu bạn muốn xuất cảnh sẽ có một số cách như sau: có thể ủy quyền cho người khác thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn, sử dụng một tài sản khác để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền. Nếu như trong trường hợp ngân hàng đồng ý với phương án của bạn thì bạn có thể xuất cảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn đang bị nợ xấu, ngân hàng thấy bạn đang có những hành vi và dấu hiệu trốn nợ, hoặc số nợ nằm ngoài khả năng chi trả của bạn thì ngân hàng sẽ có quyền đề nghị cấm xuất nhập cảnh đối với trường hợp này.
Kết luận về việc nợ xấu có xin được visa không từ Luật Thiên Mã
Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến việc xin visa, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào quốc gia và loại visa mà bạn đang xin. Hầu hết các quốc gia không trực tiếp từ chối visa chỉ vì lý do nợ xấu, nhưng nợ xấu có thể gián tiếp ảnh hưởng nếu:
Tuy nhiên, đối với các visa du lịch ngắn hạn, nợ xấu thường không ảnh hưởng lớn. Điều quan trọng là cần xem xét yêu cầu cụ thể của quốc gia mà bạn đang xin visa.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có cách giải quyết khác nhau về xin visa khi đang có nợ xấu. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.
, bạn cần hiểu rõ khái niệm và bản chất của thẻ tín dụng.
Cụ thể, theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 18/2024/TT-NHNN:
3. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Hiểu một cách đơn giản, khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng. Khách hàng sẽ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng.