Bạn vừa mới ra trường hay đang tìm việc? Bạn đang quan tâm về vị trí kỹ sư cơ điện nhưng chưa hiểu rõ về ngành nghề này? Đừng lo, bài viết này của CareerViet sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc, yêu cầu của công việc này. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ điện
Để có thể ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cơ điện, ứng viên phải đạt được một số điều kiện sau: Ít nhất có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc cơ khí điện. - Có kinh nghiệm làm việc trong công việc cơ điện trước đây. - Có hiểu hiểu biết nhất định về kỹ thuật điện và tiêu chuẩn an toàn, quy trình sản xuất điện. - Có khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực từ công việc. - Có sức khỏe tốt, có thể đi công tác các tỉnh nếu được phân công. - Khả năng đọc bản vẽ, xây dựng và thiết kế trong các hạng mục liên quan bằng phần mềm thiết kế. - Khả năng quản lý công việc, làm việc nhóm, thuyết trình,... - Khả năng chịu được áp lực cao, tính nhanh nhẹn, hoạt bát và có trách nhiệm với công việc đảm nhận.
Nghề kỹ sư cơ điện hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường và các doanh nghiệp. Yêu cầu công việc của một kỹ sư điện khá khắt khe và đòi hỏi có chuyên môn, vì vậy mức lương của vị trí này cũng tương xứng. Theo ghi nhận của CareerViet dựa vào thống kê hơn 150 công việc kỹ sư điện thì mức lương kỹ sư cơ điện hiện tại trung bình là 11 triệu đồng/tháng. Cụ thể:
Mức lương trung bình của kỹ sư cơ điện
Từ 4 – 7 triệu đồng: Áp dụng cho những kỹ sư vừa mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều. Từ 7 – 20 triệu đồng: Đối với kỹ sư có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm, làm việc ở vị trí chuyên viên. Trên 20 triệu đồng: Đối với kỹ sư có hơn 3 năm kinh nghiệm, có thể quản lý đội nhóm, chuyên viên cấp cao và có bằng cấp cao. Ngoài mức lương cố định, vị trí kỹ sư cơ điện có thể nhận được trợ cấp công việc, chức vụ hoặc thưởng theo tiến độ công trình.
Thống kê số lượng và khối lượng vật tư, lập kế hoạch dự án thi công
- Tính toán và thống kê số lượng, khối lượng vật tư cần thiết để thi công. Lên hồ sơ dự toán nguyên vật liệu cho công trình. - Hướng dẫn, hỗ trợ đội thi công kiểm tra chất lượng, thông số các vật tư theo danh sách. - Tổ chức đội ngũ thi công và giám sát quá trình thi công các hạng mục theo đúng tiến độ.
- Sau khi phương án thi công đã được phê duyệt, kỹ sư cơ điện tiến hành triển khai thiết kế, đảm bảo thời gian thực hiện đúng quy trình, đúng thời hạn. - Dựa trên tình hình thực tế mà có thể linh động chỉnh sửa hoặc bổ sung cho các hạng mục cơ điện. - Kiểm tra, rà soát bản vẽ theo đúng yêu cầu của chủ dự án để hoàn thiện bản vẽ.
Hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật với bộ phận thiết kế
Tư vấn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện
- Kỹ sư cơ điện sẽ đi khảo sát thực tế tại nơi xây dựng, công trình để nắm bắt tình hình, không gian, bối cảnh. Từ đó sẽ đưa ra phương án thi công cơ điện phù hợp. - Xem xét bản vẽ từ bộ phận thiết kế, kỹ sư xây dựng và đưa ra tư vấn tối ưu cho việc thực thi thiết kế.
Khảo sát thực tế tại công trình
Tư vấn, lựa chọn vật tư phù hợp cho công trình
Tư vấn, lựa chọn vật tư cho chủ dự án theo đúng quy chuẩn, chất lượng và tiết kiệm. Đứng ra chịu trách nhiệm làm việc với bên phân phối và ký hợp đồng.
Những kỹ năng cần có đối với kỹ sư cơ điện
Liên quan đến các vấn đề về điện thì quả thật có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tùy mỗi vấn đề xảy ra sẽ cần một giải pháp giải quyết riêng biệt. Kỹ sư cơ điện khi gặp vấn đề cần nhanh chóng sử dụng năng lực của bản thân để giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt.
Như đã nói ở trên, trong suốt quá trình làm việc thì người kỹ sư cơ điện gặp rất nhiều vấn đề. Trong những tình huống này, ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ sư cơ điện cũng cần có kỹ năng phân tích để xem xét, xử lý theo hướng tốt nhất. Nên áp dụng cách này hay biện pháp kia để triển khai theo cách phù hợp.
Kỹ năng phân tích vấn đề khi gặp tình huống về điện
Công việc của kỹ sư cơ điện là rất nhiều, vì thế họ cần có kỹ năng lập kế hoạch để đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc được giao. Việc lập kế hoạch cho thấy rằng việc nào nên ưu tiên, việc nào có thể tạm hoãn. Ngoài ra, điều này còn giúp dự trù những tình huống phát sinh xảy ra, từ đó kịp thời xử lý.
Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm trong nghề liên quan đến kỹ thuật. Trong công việc này, sẽ có lúc kỹ sư cơ điện sẽ phải dùng đến việc phân tích dữ liệu và hệ thống nhúng mã. Vì thế, ngôn ngữ lập trình là thứ mà kỹ sư cơ điện cần phải biết để sử dụng.
Bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống cơ điện
Tiến hành việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống cơ điện theo sự phân công của cấp trên. Giải quyết và khắc phục các lỗi về điện, đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong khu vực sử dụng.
Hướng dẫn thi công, vận hành hệ thống cơ điện
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
Tìm kiếm việc làm kỹ sư cơ điện ở đâu?
Ngành kỹ thuật cơ điện thật sự đóng một vai trò to lớn trong xã hội. Kỹ sư là người đã tạo nên những công trình về điện để phục vụ cho cuộc sống của con người thêm tiện ích. Vì thế, vị thế của kỹ sư điện được khẳng định khi số lượng việc làm kỹ sư điện không bao giờ thiếu, nhất là tại các thành phố trọng điểm. Không khó để tìm thấy một vị trí ổn định ở cơ sở hoặc doanh nghiệp vì lượng cầu luôn lớn hơn cung. Như vậy, với vị trí này, bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyên về phân phối sản phẩm, kỹ thuật điện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến tư vấn, lắp đặt hệ thống điện cho các tòa nhà, khu công nghiệp,... Các ứng viên có thể tìm kiếm việc làm kỹ sư cơ điện trên các trang tuyển dụng, trang giới thiệu việc làm online. Thông tin về công việc, yêu cầu tuyển dụng, mức lương đều thể hiện đầy đủ trên đây. Bạn chỉ cần đọc qua thông tin và nộp CV ứng tuyển một cách dễ dàng. Trang CareerViet.vn là một trong những trang thông tin việc làm uy tín và chất lượng nhất tại Việt Nam. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm vị trí kỹ sư điện hoặc các ngành nghề liên quan khác. Trên đây toàn bộ các thông tin mà CareerViet muốn chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn về công việc kỹ sư cơ điện. Hy vọng rằng bạn có thể tích lũy thêm kiến thức hữu ích để trau dồi cho mình năng lực về ngành nghề kỹ thuật cơ điện.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nói một cách đơn giản, kỹ sư hệ thống là những người quản lý toàn bộ hệ thống IT của một doanh nghiệp, tổ chức, có trách nhiệm đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả và liên túc của tất cả các dịch vụ liên quan đến IT. Tùy từng doanh nghiệp, mà một kỹ sư hệ thống có thể được gọi là System Engineer hoặc System Administrator.
Kỹ sư hệ thống làm những công việc gì
Ở những doanh nghiệp lớn, có thể sẽ có nhiều System Engineers và mỗi người sẽ đảm nhận một chuyên môn riêng, người quản lý dữ liệu, người quản lý mạng, người quản lý server…Còn ở những công ty quy mô nhỏ thì một Kỹ sư hệ thống có thể sẽ phải xử lý tất cả mọi việc, từ quản trị cho các hệ thống phục vụ end-user cho tới quản lý mạng LAN, WAN…
Có thể kể ra một số công việc cụ thể như sau:
Làm sao để trở thành một kỹ sư hệ thống?
Điều đầu tiên và tiên quyết đó là bạn phải có kiến thức và bằng cấp liên quan tới kỹ thuật máy tính. Một số ngành học có thể kể đến như:
Ngoài ra, những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đều được các nhà tuyển dụng ưu tiên. Có rất nhiều cách để các bạn sinh viên ngành Công nghệ Thông tin có thể tích lũy kinh nghiệm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường miễn là các bạn có năng lực thật sự.
Các kỹ năng cần có của một kỹ sư hệ thống?
Để có thể làm tốt công việc của một kỹ sư hệ thống, người làm cần có kiến thức sâu rộng về các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ, điện toán đám mây…
Thường xuyên phải làm việc với cường độ công việc cao và liên tục, đòi hỏi kỹ sư hệ thống phải có khả năng chịu đựng áp lức và bình tĩnh trong mọi tình huống để có thể khắc phục các vấn đề về lỗi hệ thống trong thời gian sớm nhất.
Kỹ sư hệ thống cũng phải liên hệ với các bộ phận khác để đám bảo tính hiệu quả của công việc nên khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm cũng được đánh giá rất cao.