Để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật, các y bác sĩ thường áp dụng thủ thuật gây mê. Việc làm này giúp bệnh nhân luôn được giữ ở trạng thái ổn định và giúp cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ sơn. Chính vì thế những chuyên môn liên quan đến gây mê luôn được ưu tiên hàng đầu về chất lượng và liều lượng. Vậy quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Các phương pháp gây mê trong y khoa
Khi gây mê, bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm giác được bản thân mình đang phẫu thuật hay có bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Lúc này vai trò của gây mê chính là làm tê liệt các cơ của người bệnh ngay cả cơ quan hô hấp. Vì thế bệnh nhân luôn cần phải có sự hỗ trợ của máy thở để có thể thực hiện tiếp công việc hô hấp của mình trong khi phẫu thuật.
Hầu hết trong các ca phẫu thuật bệnh nhân đều được áp dụng phương pháp gây mê toàn thân. Không những thế các thủ thuật mà bệnh nhân dùng để duy trì và đảm bảo quá trình gây mê sẽ thường khá đau đớn và kéo dài. Các bác sĩ sẽ xem xét tình hình của bệnh nhân và đưa ra phương pháp gây mê phù hợp:
Quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Quy trình gây mê sẽ được chia thành 4 giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Đối với các y bác sĩ khi thực hiện thủ thuật này cần có tay nghề chuyên môn cao. Và họ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Khám tiền mê sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Để đảm bảo về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, lịch sử bệnh hay bệnh nhân có bất kì dị ứng nào đối với thành phần của thuốc gây mê hay không? Không những thể, bác sĩ sẽ giải thích về các kế hoạch của cuộc phẫu thuật và tư vấn tâm lý cho người bệnh.
Sau khi bác sĩ tiêm một lượng thuốc giảm đau cho bệnh nhân để theo dõi tình hình người bệnh để việc đặt ống nội khí quản sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Lúc này người bệnh sẽ chuyển từ tỉnh sang mê. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có những thay đổi nhất định vì thế các y bác sĩ cần theo dõi sát sao và tiến hành các phương án dự bị cho bệnh nhân.
Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái mê, ca phẫu thuật sẽ sẵn sàng bắt đầu. Lúc này các bác sĩ gây mê có thể xem xét dùng thuốc tĩnh mạch hay các mê hô hấp nhằm duy trì bệnh nhân ở trạng thái hôn mê sâu. Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi kỹ hơn để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ chuyển dần từ trạng thái mê sang tỉnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện rút ống nội khí quản và theo dõi quá trình bệnh nhân phục hồi sau khi tỉnh mê. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh sau khi tỉnh mê.
Có thể thấy các quy trình gây mê luôn được bác sĩ chuyên môn theo dõi sát sao. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đem lại tác dụng bất ngờ cho người bệnh. Song song đó giúp cuộc phẫu thuật diễn ra thành công hơn.
Xem thêm: Gây tê và gây mê: Nên chọn phương pháp nào?
Ngày 20/8/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức. Thông tư này hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động gây mê - hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có gây mê - hồi sức.
Theo đó, các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT. Cụ thể bao gồm:
1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức là điều dưỡng viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kỹ thuật viên gây mê - hồi sức là kỹ thuật viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật là điều dưỡng viên có giấy xác nhận đã được đào tạo về điều dưỡng phẫu thuật và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 13/2012/TT-BYT.