Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.
Kiểm tra nợ xấu qua website CIC
Bước 1: Truy cập website: https://cic.gov.vn/#/register và điền các thông tin cần thiết: Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, email, số CMND/ CCCD, ngày cấp, nơi cấp, chọn giới tính, 2 ảnh CMND/ CCCD (mặt trước, mặt sau), ảnh chân dung, địa chỉ, tỉnh/ thành phố, quận huyện, phường xã. Điền mật khẩu và xác nhận.
Các thông tin cần điền để đăng ký tài khoản trên web CIC
Bước 2: Nhập mã OTP gửi về số điện thoại, nhấn Tiếp tục.
Bước 3: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại để xác nhận thông tin.
Bước 4: Tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập và mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/ Email.
Bước 5: Đăng nhập qua https://cic.org.vn/ACBBox-CIC-External/faces/Login và kiểm tra lịch sử tín dụng tại phần Thông tin cá nhân.
Phát hiện thông tin tín dụng của mình trên Hệ thống CIC có sai sót thì khách hàng vay cần làm gì?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.
Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.
Nợ xấu là gì? 3 cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng nhanh nhất
Nợ xấu là gì? Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu ngân hàng trực tuyến ngay lập tức qua điện thoại? Nợ xấu có xóa được không? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện!
Một số người nhận được thông báo nợ xấu và bị siết nợ nhưng không biết cách kiểm tra mình có nợ xấu hay không? Họ cũng không biết chính xác mình đang nợ bao nhiêu tiền? Chính vì thế, VPBank sẽ chia sẻ cụ thể, hy vọng bạn nắm được nợ xấu là gì, cách kiểm tra nợ xấu và hiểu được cách xóa nợ xấu hợp pháp. VPBank tin rằng bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt hơn cho vấn đề của mình qua bài viết này.
Nợ xấu (Non-Performing Loan - NPL) là những khoản nợ đã quá hạn chưa thanh toán hơn 90 ngày, tính từ ngày đến hạn đầu tiên chưa thực hiện nghĩa vụ khoản vay. Các khoản nợ hiện nay được phân thành 5 nhóm, đánh số từ 1 - 5. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 - 5.
Nợ xấu là vấn đề đang được các cơ quan chức năng và hệ thống TCTD quan tâm
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng với các khoản thuộc nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, đây là các khoản nợ nội xấu nội bảng. Ngoài các tổ chức này, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (viết tắt là CIC) hiện đang thực hiện tiếp nhận thông tin về lịch sử tín dụng của các tổ chức tín dụng trong nước. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu của trung tâm này để tra cứu và tìm hiểu thông tin hoàn toàn miễn phí.
Trong thời gian vừa qua, nợ xấu của nền kinh tế đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đang gặp phải thách thức lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất huy động tăng cao.
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, CIC thực hiện phân loại nợ của các tổ chức tín dụng theo 5 nhóm sau:
Nợ xấu ngân hàng là gì? Theo quy định pháp luật thì nhóm nợ nào sẽ được xem là nợ xấu ngân hàng?
Nợ xấu ngân hàng được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, theo phương pháp định lượng thì nhóm nợ được xem là nợ xấu ngân hàng gồm:
(1) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
(2) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được.
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
(3) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1)).
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Nợ xấu ngân hàng (Hình từ Internet)