Thuế cung cấp nguồn vốn mà một quốc gia cần để tồn tại. Thuế có nhiều hình thức và các quy định rất khác nhau giữa các quốc gia và thậm chí trong các khu vực khác nhau của cùng một quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng Custom Invest tìm hiểu về sự khác nhau giữa thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế thu nhập cá nhân có cả trong hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập của một cá nhân từ các hoạt động như: kinh doanh, tiền lương, tiền công, thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ quá trình đầu tư hay chuyển nhượng vốn, thu nhập từ quà tặng hay thừa kế, thu nhập từ trúng thưởng. Đây được xem là điểm giống nhau giữa hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Mức thu nhập chịu thuế sẽ nằm trong một khoảng nhất định và không phải ai cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập càng cao, bạn sẽ phải nộp mức thuế càng cao.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là loại thuế thu trên kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập.
Đây là loại thuế được tính trực tiếp trên trị giá của các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các loại hàng hóa của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những loại thuế gián thu. Loại thuế này đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ. Điều này nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu cũng như tiêu dùng xã hội. Được gọi là thuế gián thu vì người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng khi nó được cộng vào giá bán.
Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam.
Cũng như các nước trên thế giới. Việt Nam cũng có hệ thống thuế hoàn chỉnh để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Một số loại thuế cơ bản bao gồm:
Thuế giá trị gia tăng (VAT).
Loại thuế này được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng nộp thuế VAT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cùng với đó là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là một số loại thuế cơ bản tại Việt Nam. Chúng ta cũng thấy được không có nhiều sự khác biệt giữa hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp do chính phủ liên bang và tiểu bang đánh vào lợi nhuận kinh doanh. Tức là doanh thu của doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động buôn bán trừ đi chi phí.
Công ty hợp danh, công ty S, LLC và công ty tư nhân được chủ sở hữu nộp thuế theo hình thức thuế thu nhập cá nhân. Trong khi các tập đoàn C phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lúc này, gánh nặng thuế không chỉ đè lên doanh nghiệp mà còn lên người tiêu dùng và nhân viên. Vì lúc này việc nộp thuế làm cho giá cả cao hơn và lương thấp hơn.
Theo thời gian, nhiều quốc gia đã chuyển sang đánh thuế các tập đoàn ở mức thấp hơn 30%. Mỹ đã hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp liên bang xuống 21% như một phần của Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm của Hoa Kỳ năm 2017.
Đây là loại thuế đánh vào tiền công và tiền lương của người lao động. Mức thuế này được dùng để tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội. Số tiền thuế biên chế được chủ lao động khấu trừ từ thu nhập của họ được liệt kê rõ ràng trong phiếu lương.
Tại Mỹ, thuế biên chế lớn nhất là 12,4% tài trợ cho An sinh xã hội. Bên cạnh đó là dùng 2,9% mức thuế để tài trợ cho Medicare. Một nửa số thuế biên chế được nộp trực tiếp bởi người sử dụng lao động. Nửa còn lại được khấu trừ từ tiền lương của nhân viên.
Tài sản vốn nói chung là mọi thứ được sở hữu và sử dụng cho mục đích cá nhân, niềm vui hoặc đầu tư. Nó bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, nhà cửa, xe hơi, đồ trang sức và tác phẩm nghệ thuật. Và khi một trong những tài sản đó tăng giá trị, bạn sẽ phải nộp thuế. Ví dụ: khi giá cổ phiếu bạn sở hữu tăng lên, kết quả là cái được gọi là “lãi vốn”. Và bạn phải nộp thuế cho phần lãi vốn đó.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế áp dụng đối với một hàng hóa hoặc hoạt động cụ thể. Ví dụ phổ biến về thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm thuế thuốc lá, rượu, soda, xăng và cá cược.
Chính phủ có thể áp dụng thuế đặc biệt đối với các sản phẩm với hy vọng giảm tiêu thụ và chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan.
Thuế tài sản ở Mỹ chiếm hơn 30% tổng số thu thuế của tiểu bang và địa phương. Chính quyền địa phương dựa vào doanh thu từ thuế tài sản để tài trợ cho các dịch vụ công cộng như trường học, đường xá, cảnh sát và sở cứu hỏa cũng như các dịch vụ y tế khẩn cấp.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tiêu thụ được tính trên giá trị gia tăng trong từng công đoạn sản xuất của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Người tiêu dùng cuối cùng là người trả thuế VAT. Hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới và tất cả các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều áp dụng thuế VAT. Tuy nhiên, một số tiểu bang ở Mỹ không áp dụng thuế VAT. Đây cũng là điểm khác biệt trong hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Mỹ áp đặt thuế quan hoặc thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Thuế được áp dụng tại thời điểm nhập khẩu và được thanh toán bởi nhà nhập khẩu trong hồ sơ.
Thuế hải quan khác nhau tùy theo quốc gia xuất xứ và sản phẩm. Hàng hóa từ một số quốc gia được miễn thuế theo các hiệp định thương mại khác nhau.
Việc không tuân thủ đúng các quy tắc hải quan có thể dẫn đến việc tịch thu hàng hóa và xử phạt hình sự đối với các bên liên quan. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (“CBP”) thực thi các quy tắc hải quan.
Nhìn chung, hệ thống thuế tại Mỹ vô cùng chặt chẽ và những điểm giống nhau giữa thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế ở Mỹ và Việt Nam nơi nào cao hơn?
Qua những phân tích về các loại thuế ở Mỹ và Việt Nam cho thấy hệ thống thuế tại Mỹ có tính phức tạp hơn. Thuế ở Việt Nam chỉ có một đạo luật được áp dụng từ trên xuống. Trong khi đó ở Mỹ phải nộp các mức thuế khác nhau ở tiểu bang khác nhau. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những tiểu bang miễn thuế thu nhập như Alaska, Florida, Nevada, Texas, Washington,… Ở những tiểu bang này sẽ có mức thuế giá trị gia tăng và thuế tài sản cao hơn để bù đắp lại. Khi làm việc và định cư tại Mỹ, bạn cần nghiên cứu thật kỹ các mức thuế ở các tiểu bang khác nhau để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp.
Lời kết về thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuế ở Mỹ và Việt Nam. Qua đó cũng nhận thấy được những sự khác nhau trong hệ thống thuế của hai nước. Nếu bạn có ý định làm việc hoặc định cư tại Mỹ, hãy liên hệ với Custom Invest để được tư vấn chi tiết hơn. Với bề dày kinh nghiệm nhiều năm tại thị trường đầu tư và định cư Mỹ, chúng tôi tự tin có thể mang đến những giải pháp tốt nhất cho con đường hướng tới tương lai của bạn.
Thuế ở Mỹ và Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập?
Thu nhập ở Mỹ bị đánh thuế bởi chính phủ liên bang, hầu hết các chính quyền tiểu bang và nhiều chính quyền địa phương. Hệ thống thuế thu nhập liên bang là lũy tiến, vì vậy tỷ lệ thuế tăng khi thu nhập tăng. Thuế suất cận biên dao động ở các mức 10%, 12%, 22%, 24%, 32%, 35% và 37%. Mức thuế trung bình có thể dự kiến là 24,57%. Thuận tiện, có một khung thuế 24%.
Mức thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam lũy tiến đến 35%. Thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông ở Việt Nam dao động trong khoảng 25%. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và tài nguyên quý khác mức thuế dao động từ 32% đến 50%, tùy thuộc vào dự án.