Các Loại Vitamin Tổng Hợp Tốt Cho Bà Bầu

Các Loại Vitamin Tổng Hợp Tốt Cho Bà Bầu

Các vitamin và khoáng chất quan trọng tuy không phải nhóm dưỡng chất chiếm hàm lượng cao mà chúng ta cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nhưng đây là nhóm dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu. Khi cung cấp cho cơ thể thiếu các loại vitamin thiết yếu, cơ thể không thể phát triển khỏe mạnh, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh. Vậy có những loại vitamin nào cần thiết nhất với cơ thể và cách bổ sung ra sao?

Chi tiết về các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể

Có nhiều loại vitamin mang đến các công dụng khác nhau cho sức khỏe. Nhưng dưới đây là một vài loại vitamin thiết yếu mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần bổ sung cho cơ thể đủ lượng hàng ngày.

Bà bầu nên ăn thực phẩm nào mỗi ngày?

Để đảm bảo sự đa dạng trong chế độ ăn uống, bà bầu nên bao gồm một lượng đủ các nhóm thực phẩm hàng ngày. Điều này đảm bảo thai nhi nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Để đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, hãy tăng cường bổ sung trái cây và rau củ, đặc biệt là các loại rau xanh. Đồng thời, đảm bảo tiêu thụ đủ protein như cá hồi và sữa ít chất béo.

Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, sữa đậu nành không đường. Hơn thế nữa, mẹ bầu cần nhớ uống đủ nước để duy trì sức khỏe tốt.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Thực phẩm nào nên tránh khi mang thai?

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm cần thiết, bà bầu cũng cần tránh những thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi.

Một số loại thực phẩm bà bầu nên tránh bao gồm:

Vitamin là gì và gồm những loại nào?

Vitamin là tập hợp một nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần với lượng rất nhỏ nhưng lại không thể thiếu. Vitamin cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vitamin được phân loại thành nhiều nhóm, dựa trên thời điểm phát hiện ra chúng và tính chất tan. Cụ thể là:

Mỗi loại vitamin sẽ có một vai trò riêng trong hoạt động sống của cơ thể. Hầu hết các thực phẩm chúng đã ăn hàng ngày đều chứa một số loại vitamin với hàm lượng nhất định. Tuy nhiên, việc chế biến thực phẩm có thể khiến hàm lượng vitamin bị hao hụt. Hoặc một số loại vitamin khó hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, vẫn có tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phát triển của cơ thể.

Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bà bầu

Để việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ bầu đúng cách, cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây.

Vitamin B - Một trong các loại vitamin thiết yếu

Vitamin nhóm B gồm nhiều loại với tính chất hóa học tương tự nhau nhưng lại có công dụng và vai trò khác nhau trong cơ thể. Cụ thể là:

Vitamin C là một trong các loại vitamin quan trọng, tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động của các tế bào mô răng, xương, sụn… Thiếu vitamin C dẫn đến chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng. Loại vitamin này có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi,… Mỗi ngày, một người lớn cần bổ sung cho cơ thể khoảng 80 - 100mg vitamin C. Những người sống ở nơi khí hậu lạnh hoặc lao động nặng cần bổ sung 120 - 150mg mỗi ngày.

Vitamin D cần thiết với quá trình hấp thụ canxi và phospho ở ruột và điều này liên quan trực tiếp đến sự chắc khỏe của xương khớp. Những người bị thiếu hụt vitamin D có nguy cơ còi xương, loãng xương, mềm xương. Loại vitamin này có nhiều trong mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, gan cá,… Nhu cầu vitamin D của một người trưởng thành khoảng 400UI/ngày.

Vitamin A mà chúng ta nạp vào cơ thể từ nguồn thực vật là dạng tiền chất caroten. Khi vào trong cơ thể, chất này được biến đổi thành vitamin A. Loại vitamin này tham gia vào hoạt động của các mô biểu bì, tham gia vào quá trình oxy hóa - khử, cấu tạo nên chất điều hòa rhodopsin giúp mắt cảm thụ ánh sáng,… Thiếu vitamin A khiến cơ thể bị thoái hóa, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, gặp các vấn đề liên quan đến thị lực. Nhu cầu vitamin A được khuyến nghị với một người trưởng thành khoảng 5.000UI mỗi ngày.

Khi kể tên các loại vitamin thiết yếu với cơ thể, chúng ta không thể không nhắc đến vitamin E.

Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có nhiều công dụng đặc biệt là điều hòa chức năng sinh sản. Khi bị thiếu hụt vitamin E, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa cơ quan sinh sản, ảnh hưởng quá trình tạo phôi, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hồng cầu và tạo máu. Vitamin E có nhiều trong lòng đỏ trứng, mỡ, dầu thực vật, rau xà lách… và mỗi ngày chúng ta cần bổ sung 10 - 30mg vitamin E.

Vitamin K cần thiết với quá trình đông máu. Người bị thiếu hụt vitamin này thường bị chảy máu dưới da, máu khó đông. Nhu cầu vitamin K của người lớn là dưới 1mg và với trẻ em là 10 - 15mg.

Điều nên biết khi bổ sung vitamin cho cơ thể

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều Vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm cung cấp vitamin theo từng nhóm để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ khi có bệnh lý hoặc cơ thể xuất hiện các vấn đề liên quan đến giảm khả năng hấp thụ loại vitamin nào đó chúng ta mới cần bổ sung từ các loại viên uống.

Chúng ta không nên bổ sung vitamin tổng hợp một cách tự ý và không có chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung quá liều vitamin có khi còn nguy hại hơn việc cơ thể bị thiếu hụt một lượng nhỏ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vitamin tổng hợp. Mỗi loại có thể phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định như các loại vitamin tổng hợp cho bé hay vitamin tổng hợp cho người ăn chay,... Ngoài việc lựa chọn loại phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, bạn còn cần biết nên bổ sung vitamin với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại vitamin thiết yếu với cơ thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách chọn thực phẩm để bổ sung đầy đủ vitamin thiết yếu cho cơ thể. Và bạn cũng đừng quên, vitamin  tổng hợp sẽ không tốt khi bổ sung quá liều. Nếu có ý định bổ sung vitamin tổng hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Vitamin là một trong các loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, vai trò của vitamin sau khi đi vào cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi thời điểm và cách sử dụng nhất định. Tùy vào thời điểm uống trong ngày, khả năng hấp thu của cơ thể đối với vitamin sẽ khác nhau.

Vitamin C (là một vitamin tan trong nước) là chất rất cần thiết cho cơ thể, vì chúng tham gia nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của con người: Tăng sức đề kháng, miễn dịch; chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch máu... Thế nhưng cơ thể không tự nhiên sinh ra vitamin C mà chúng ta cần bổ sung hằng ngày qua thức ăn (đồ ăn thức uống) để đảm bảo số lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hoạt động. Nếu khẩu phần ăn không cấp đủ lượng vitamin C thì cần bổ sung qua các sản phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng hoặc thuốc).

Thời điểm uống vitamin C để hấp thu tốt là c uống vào cùng bữa ăn. Nguyên nhân là do vitamin C chỉ tồn tại trong máu vài giờ nên không sử dụng toàn bộ liều uống vào một thời điểm mà nên chia nhỏ liều tương ứng với các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, với trường hợp người bị đau dạ dày thì nên uống vitamin C sau bữa ăn. Đặc biệt, không nên uống vitamin C quá muộn vào buổi tối, vì vitamin C có tính kích thích cao, gây khó ngủ.

Nên uống vitamin A trong bữa ăn

Đối với vitamin A, bạn nên uống trong bữa ăn vì lượng chất béo có trong bữa ăn sẽ hòa tan các chất này, giúp cơ thể hấp thu vitamin A tối đa.

Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ các loại vitamin tan trong chất béo nói chung và vitamin A nói riêng để duy trì chức năng hàng ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí khiến cho cơ thể bị nhiễm độc.

Vitamin A không bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Bạn nên tự bổ sung đầy đủ vitamin A tùy theo nhu cầu của cơ thể bằng cách ăn các loại thức ăn có chứa các loại vitamin này, không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tránh dư thừa gây hại cho cơ thể.

nên uống vitamin E vào buổi sáng, uống sau bữa ăn 30 phút hoặc uống cùng bữa ăn

Ở mỗi độ tuổi, cơ thể chúng ta lại cần một lượng vitamin E khác nhau để đảm bảo cho các quá trình chuyển hóa. Theo nhiều chuyên gia, những người từ 25 - 30 tuổi nên bắt đầu uống vitamin E (hoặc có thể sớm hơn tùy cơ địa từng người). Bởi vì đây là độ tuổi mà các tế bào trên cơ thể, đặc biệt là làn da bước vào giai đoạn lão hóa.

Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào từ các gốc tự do và cũng là chất quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Do vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo, dễ dàng lưu trữ trong cơ thể, đặc biệt là ở mô gan và mô mỡ. Vì vậy, bạn nên uống vitamin E vào buổi sáng, uống sau bữa ăn 30 phút hoặc uống cùng bữa ăn và không uống khi quá no hoặc quá đói và nên uống cùng với các thực phẩm có chứa chất béo như sữa, các loại hạt, bơ, sữa chua.

Ngoài việc xác định thời điểm hợp lý để uống vitamin E, bạn cũng cần lưu ý cách uống vitamin E đúng cách.

Với phụ nữ, việc bổ sung viên uống vitamin E (viên tổng hợp) mỗi ngày sau 30 tuổi có thể được nhưng chỉ nên dùng trong 1 - 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới dùng tiếp. Bởi uống vitamin E liên tục trong thời gian dài có thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống vitamin E liều cao còn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nếu tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.

Việc dùng vitamin E bổ sung cũng chỉ nên áp dụng với những người da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E. Đặc biệt chỉ với những người bệnh như: đái tháo đường, Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, ung thư, dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn... thì mới cần bổ sung vitamin E hàng ngày, nhưng mỗi ngày cũng không quá 400 UI (đơn vị quốc tế), mà cũng chỉ nên dùng cách nhật 1 - 2 tháng, nghỉ 1 thời gian mới lại dùng tiếp. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường thì cách sử dụng vitamin E để bổ sung tốt vẫn là từ thực phẩm.

Có rất ít bằng chứng từ các nhà nghiên cứu độc lập cho thấy bổ sung vitamin có hiệu quả thực sự đối với sức khỏe của con người. Trên thực tế, khi dùng liều quá lớn, một số vitamin đặc biệt là nhóm vitamin tan trong dầu có thể gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe. Trước khi bắt đầu bổ sung vitamin, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và đảm bảo rằng thứ mà bạn định uống là an toàn.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn gì? Bài viết này sẽ gợi ý cho các mẹ bầu các loại thực phẩm bổ dưỡng cần bổ sung trong giai đoạn thai kỳ và những lưu ý cần tránh khi mang thai.