Thực tế cho thấy, có một khoảng cách rất xa giữa thu nhập của người nổi tiếng và NLĐ ở Trung Quốc. Ngay cả nghệ sĩ được coi là kém sắc và vô danh xuất hiện trong một sự kiện biểu diễn hay quảng cáo cũng kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ. Thế nhưng, nhân viên văn phòng ở các tỉnh, thành phố lớn chỉ có thể có mức thu nhập từ 7.000- 10.000 nhân dân tệ/tháng, tương đương 1.037- 1482 USD; còn ở vùng sâu, vùng xa, mức lương trung bình không quá 3.000 nhân dân tệ (44 USD)/tháng.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
GDP Triều Tiên có thể đã tăng 3,1% trong năm 2023, mức lớn nhất kể từ năm 2012, theo ước tính của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK).
BOK công bố ước tính của mình về nền kinh tế Triều Tiên kể từ năm 1991, dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, gồm các cơ quan tình báo và thương mại nước ngoài, dữ liệu từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc. Theo Reuters, các ước tính của BOK là một trong những chỉ số đáng tin cậy về hoạt động kinh tế tại Triều Tiên, nơi không công bố dữ liệu chính thức.
Sau 3 năm liên tiếp suy giảm, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh năm qua nhờ thương mại với Trung Quốc tăng lên sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới trong đại dịch được nới lỏng, theo BOK.
"Mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn còn, nền kinh tế tăng trưởng nhờ các hạn chế liên quan đến Covid được nới lỏng, tăng trưởng thương mại với Trung Quốc và điều kiện thời tiết thuận lợi, một quan chức BOK cho biết.
Kim ngạch thương mại của Triều Tiên tăng 74,6% lên 2,77 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, thương mại song phương Triều Tiên - Trung Quốc chiếm 98,3%. Xuất khẩu tăng vọt 104,5% vào 2023, dẫn đầu là giày dép, mũ và tóc giả, trong khi nhập khẩu tăng 71,3% với nhu cầu phân bón tăng đột biến.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát Nhà máy máy kéo Kumsong ngày 23/8/2023. Ảnh: KCNA
Năm 2023, công nghiệp chiếm 30,7% cơ cấu kinh tế Triều Tiên, trong khi nông nghiệp và xây dựng lần lượt chiếm 22% và 11%. Sản lượng công nghiệp tăng 4,9%, nhanh nhất trong 7 năm, dẫn đầu là sản xuất các mặt hàng kim loại và tóc giả. Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 8,2%, nhanh nhất kể từ năm 2002 nhờ nhiều dự án nhà ở được triển khai. Còn lại, nông nghiệp tăng 1%
Mức thu nhập bình quân đầu người danh nghĩa của Triều Tiên năm 2023 ước tính là 1,59 triệu won (1.147,56 USD).
Trước đó, nền kinh tế Triều Tiên suy giảm 0,2% vào năm 2022, 0,1% năm 2021 và 4,5% năm 2020 trong bối cảnh các hạn chế liên quan đến Covid-19 và lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
BOK đánh giá sự phục hồi trong năm 2023 là tạm thời nhưng cũng có những yếu tố tích cực như khả năng tăng trưởng hơn nữa trong thương mại với Trung Quốc và mở rộng hợp tác kinh tế với Nga.
Tháng trước, Bình Nhưỡng và Moskva đã nhất trí mở rộng hợp tác trong thương mại, kinh tế và đầu tư trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên.